Giáo án bài Bố của Xi-mông (Simon) - Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Bố của Xi-mông (Simon) Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 8.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 8 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nhận diện được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Nhận diện và phân tích đượcchủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Nhận diện và phân tích được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học.

- Kết nối được văn bản với trải nghiệm cá nhân.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện;

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

- Trung thực khi tham gia các hoạt động, yêu thương gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Em hãy chia sẻ cảm nhận của em về một thành viên trong gia đình mà bản thân yêu quý nhất.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

- HS hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi

- GV theo dõi, quan sát HS

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Yêu cầu HS trình bày ý kiến cá nhân

* Sản phẩm dự kiến:

- Cảm xúc của HS:

+ Những suy nghĩ, cảm xức, những kỉ niệm đẹp …

+ Cách để bày tỏ tình yêu thương

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét câu trả lời; chốt kiến thức, chuyển dẫn vào chủ đề bài học.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học Bố của Xi-mông sẽ giúp chúng ta tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm.

b. Nội dung: GV sử dụng KT đặt câu hỏi để hỏi HS, sau đó kết nối với nội dung của tiết đọc – hiểu văn bản.

c. Sản phẩm học tập: - HS chia sẻ những hiểu biết của bản thân về Đèo Ngang.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* NV 1.

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 nhóm:

+ Nhóm 1, 2: PHT số 1

+ Nhóm 3, 4: PHT số 2

Giáo án bài Bố của Xi-mông (Simon) | Giáo án Ngữ Văn 8 Chân trời sáng tạo

- HS nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Mô-pa-xăng (1850-1893)

- Là nhà văn Pháp.

- Là tác giả của nhiều tiểu thuyết và hơn 300 truyện ngắn.

- Tác phẩm của ông phản ánh sâu sắc nhiều phương diện của xã hội Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

Văn bản “Bố của Xi-mông” trích trong truyện ngắn cùng tên viết vào nửa cuối thế kỉ XIX.

b. Bố cục

4 phần:

- Phần 1 (Từ đầu → khóc hoài): Tâm trạng tuyệt vọng của Xi-mông.

- Phần 2: (Tiếp theo → một ông bố): Xi-mông gặp bác Phi-líp.

- Phần 3 (Tiếp theo → bỏ đi rất nhanh): Xi-mông dẫn bác Phi-líp về nhà gặp mẹ và nhận làm bố.

- Phần 4 (Còn lại): Câu chuyện ở trường sáng hôm sau.

c. Ý nghĩa nhan đề

“Bố của Xi-mông” - nhan đề gắn với vai trò, ý nghĩa của sự xuất hiện nhân vật bác Phi-líp, người chuyển tải thông điệp của Guy đơ Mô-pa-xăng về lòng nhân đạo và ứng xử đầy tình thương yêu giữa con người với con người.

d. Ngôi kể

Ngôi thứ ba

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học