Giáo án Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 6: Công cuộc khai phá vùng đất phía nam từ thế kỉ xvi đến thế kỉ XVIII

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 8 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Trình bày được khái quát công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII.

- Mô tả và nêu được ý nghĩa của quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của chúa Nguyễn.

2. Năng lực

- Năng lực chung

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

- Năng lực riêng:

+ Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học theo sự hướng dẫn của GV.

+ Quan sát sơ đồ một số nét chính về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI-XVIII để trình bày theo yêu cầu.

+ Lập bảng tóm tắt và tìm kiếm tư liệu để thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.

3. Phẩm chất

- Trung thực, yêu nước, trân trọng các thành quả khai phá đất đai, mở rộng lãnh thổ của các thế hệ cha ông.

- Có ý thức tuyên truyền và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ (cả biển đảo và đất liền).

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

a) Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV, SBT

- Lược đồ, sơ đồ có liên quan đến nội dung bài học.

-Máy tính, máy chiếu

b) Đối với học sinh

- SGK, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động xuất phát/ khởi động

a) Mục tiêu

-Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

b) Nội dung

- GV sử dụng hình 6.1 SGK tr.27, kết hợp HS xem video gợi mở cho Hs chia sẻ những hiểu biết của bản thân… về chúa Nguyễn Hoàng và công cuộc khai phá vùng đất Đàng Trong, quá trình thực thi chủ quyền đối với các đảo, quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của các chúa Nguyễn.

c) Sản phẩm

Hiểu biết của HS về chúa Nguyễn Hoàng và công cuộc khai phá vùng đất Đàng Trong, quá trình thực thi chủ quyền đối với các đảo, quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của các chúa Nguyễn.

- Chúa Nguyễn Hoàng:

+ Nguyễn Hoàng (1525 - 1613) là con trai thứ hai của An thành hầu Nguyễn Kim. Ông là một danh tướng đã từng lập nhiều chiến công ở thời Hậu Lê nên được vua Lê phong tước Thái úy Đoan quốc công.

+ Sau khi Nguyễn Kim qua đời, vua Lê trao lại binh quyền cho Trịnh Kiểm. Biết mình là “gai trong mắt” của Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng đã nghe theo lời khuyên đi về phía nam của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa. Từ đây, ông đã đặt nền tảng cho cơ nghiệp của chín vị chúa Nguyễn ở phương nam và cho cả vương triều Nguyễn sau này.

-Quá trình thực thi chủ quyền biển đảo của các chúa Nguyễn:

+ Chúa Nguyễn ở Đàng Trong là chính quyền đầu tiên xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vào đầu thế kỉ XVII, việc thực thi chủ quyền được thực hiện một cách chặt chẽ thông qua hoạt động thường xuyên của hải đội Hoàng Sa.

+ Dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền chúa Nguyễn, quá trình thực thi chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được thực hiện một cách liên tục suốt từ thế kỉ XVII và được tiếp nối dưới thời nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn

d) Cách thức tổ chức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu cho HS  xem video https://vtv.vn/video/khat-vong-non-song-loi-tran-troi-cua-chua-nguyen-hoang-430782.htmkết hợpquan sát hình 6.1 SGK và một số hình ảnh khác về chúa Nguyễn Hoàng

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy chia sẻ hiểu biết của em về chúa Nguyễn Hoàng và công cuộc khai phá vùng đất Đàng Trong, quá trình thực thi chủ quyền đối với các đảo, quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của các chúa Nguyễn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video kết hợp quan sát Hình 6.1 SGK.

- HS sử dụng thông tin qua xem video  kết hợp hiểu biết của bản thân…để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ hiểu biết của em về chúa Nguyễn Hoàng và công cuộc khai phá vùng đất Đàng Trong, quá trình thực thi chủ quyền đối với các đảo, quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của các chúa Nguyễn.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá về thông tin HS trình bày.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 6 – Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1. Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỷ XVI- XVIII .

a) Mục tiêu

Trình bày được khái quát công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII.

b) Nội dung

-  GV hướng dẫn HS khai thác sơ đồ hình 6.2 và thông tin mục 1 để trả lời câu hỏi của GV. 

 c) Sản Phẩm

- Câu trả lời của HS về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII và chuẩn kiến thức của GV.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 8 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 8 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học