Giáo án Lịch Sử 8 Bài 22: Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ 20

Giúp HS hiểu biết:

- Giúp HS hiểu được những tiến bộ vượt bậc của KH-KT thế giới nửa đầu thế kỷ XX .

+ Thấy được sự hình thành và phát triển của nền văn hoá mới – Văn hoá Xô Viết trên cơ sở tư tưởng chủ nghĩa Mác- Lê nin và sự kế thừa những tinh hoa văn hóa của nhân loại

+ Hiểu rõ những tiến bộ KHKT cần được sử dụng vì lợi ích của con người .

- Giáo dục ý thức đấu tranh vì công bằng, bình đẳng

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, rút ra kết luận.

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

- Năng lực chuyên biệt:

+ So sánh, phân tích các sự kiện lịch sử bằng PP tư duy LS đúng đắn

+ Vận dụng kiến thức thực hành.

Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan.

Tranh ảnh, máy chiếu, bảng nhóm, phiếu học tập.

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh có liên quan.

- Phiếu học tập.

- Chuẩn bị sẵn sản phẩm bài học

- Đọc trước sách giáo khoa.

- Chuẩn bị nội dung sẵn nội dung mà GV giao về nhà trong tiết trước

+ Sự phát triển của KHKT thế giới nửa đầu thế kỷ XX .

+ Nền văn hoá Xô Viết hình thành và phát triển ntn?

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

- Nêu hậu quả của chiến tranh thế giới II ? 3 phút

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động/ Đặt vấn đề/Tình huống xuất phát 3’

- Mục tiêu: Đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài mới.

Gv cho HS xem tranh và nêu câu hỏi và yêu cầu HS trả lời

Giáo án Lịch Sử 8 Bài 22: Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ 20 (mới, chuẩn nhất) Giáo án Lịch Sử 8 Bài 22: Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ 20 (mới, chuẩn nhất)

Đây là gì? ( Hình ảnh chiếc máy bay đầu tiên)

Gv giới thiệu thêm và dẫn dắt vào bài.

Nửa đầu thế kỉ XX nền KHKT thế giới có sự phát triển vượt bậc. Với sự ra đời của hàng loạt những phát minh vĩ đại của con người trong các lĩnh vực KHTN và văn học nghệ thuật. Vậy để biết được nền KHKT thế giới phát triển ntn chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1 (Nhóm): Sự phát triển của KHKT thế giới nửa đầu thế kỷ XX

- Mục tiêu: HS nắm được Sự phát triển của KHKT thế giới nửa đầu thế kỷ XX

- Phương pháp – kĩ thuật: trực quan, hoạt động nhóm, trình bày, nhận định, vấn đáp.

- Phương tiện: phiếu học tập, tranh ảnh.

- Thời gian: 17 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1 : Nhóm

* Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Cả lớp chia thành 6 nhóm. GV giao nhiệm vụ Các nhóm nghiên cứu sgk, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập:

Nhóm 1+2+3:

? Em hãy nêu những thành tựu, những phát minh lớn của KH-KT?

? Em biết gì về Anhxtanh?

? Nêu những phát minh KH-KT mà em biết đầu thế kỉ XX?

Nhóm 4+5+6:

? Cuối TK XIX-đầu TK XX những phát minh nào được sử dụng? Những phát minh đó có tác dụng gì đến đời sống con người?

? Bên cạnh những tác dụng , sự phát triển KH-KT còn có hạn chế gì?

? Đọc trích dẫn câu nói của Noben. Em biết gì về Noben và hiểu gì về câu nói của ông?

Liên hệ giải Noben thế giới..., liên hệ chiến tranh ngàynay.

Bước 2. HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu , khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).

Bước 3. HS: báo cáo thảo luận

Bước 4. HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

I. Sự phát triển của KHKT thế giới nửa đầu thế kỷ XX

* Các thành tựu khoa học :

- Vật lí : Sự ra đời của lý thuyết nguyên tử hiện đại

- Các khoa học khác : Hoá học, Sinh học, khoa học về Trái Đất…đều đạt được những tiến bộ phi thường.

* Tác dụng :

- Nâng cao đời sống con người

- Sử dụng điện thoại, điện tín, ra đa, hàng không, điện ảnh…

* Hạn chế :

- Lợi dụng để sản xuất phương tiện giết người hàng loạt .

2. Hoạt động 2: Nhóm

Mục 2. Nền văn hoá Xô Viết hình thành và phát triển

- Mục tiêu: HS nắm được nền văn hoá Xô Viết hình thành và phát triển ntn.

- Phương pháp – kĩ thuật: trực quan, hoạt động nhóm, trình bày, nhận định, vấn đáp.

- Phương tiện: phiếu học tập, tranh ảnh.

- Thời gian: 17 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động 2 : Cặp đôi

* Tổ chức hoạt động:

Bước 1. GV giao nhiệm vụ Các nhóm nghiên cứu sgk, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập:

GV yêu cầu HS quan sát H82,83 và nhận xét

? Nền văn hoá Xô viết được hình thành trên cơ sở nào?

? Nêu những thành tựu của công cuộc xây dựng nền văn hoá Xô viết?

? Tại sao xoá nạn mù chữ là nhiệm vụ hàng đầu trong việc xây dựng 1 nền VH mới?

? Nêu những thành tựu trong nền văn hoá nghệ thuật? Kể tên các tác giả, tác phẩm văn học Liên xô?

? Những thành tựu này có ý nghĩa gì?

Bước 2. HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu, khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).

Bước 3. HS: báo cáo thảo luận

Bước 4. HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

II. Nền văn hoá Xô Viết hình thành và phát triển

a. Cơ sở hình thành

- Tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin

- Tinh hoa văn hoá nhân loại

b. Thành tựu

- Xoá bỏ mù chữ, thất học.

- Sáng tạo chữ viết cho các dân tộc trước đây chưa có chữ viết.

- Phát triển hệ thống giáo dục quốc dân.

- Nền văn hóa – nghệ thuật đã có những cống hiến xuất sắc vào kho tàng văn hóa – nghệ thuật nhân loại.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: HS hệ thống kiến thức đã học, vận dụng kiến thức để thực hành

+ HS nắm được sự phát triển của KHKT thế giới nửa đầu thế kỷ XX

+ HS nắm được sự hình thành và phát triển nền văn hoá Xô Viết

+ HS nắm được nội dung của bài học và vận dụng để làm bài tập.

- Phương thức tiến hành: thực hành.

- Dự kiến sản phẩm: GV chuẩn bị đáp án đúng.

Nếu HS trả lời sai thì HS khác và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

Câu hỏi:

Câu 1: An-be Anh-xtanh đã phát minh ra thành tựu khoa học nào?

A. Lí thuyết tương đôi.

B. Lí thuyết nguyên tử hiện đại.

C. Khái niệm vật lý về không gian và thời gian.

D. Năng lượng nguyên tử.

Câu 2: Chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới do ai chế tạo?

A. An-be Anh-xtanh (Người Đức)

B. Nô-ben (người Thụy Điển)

C. ô- vin (người Mĩ)

D. ô-vin và Uyn - bơ-Rai (người Mĩ)

Câu 3: Ở Liên Xô, nạn mù chữ căn bản được thanh toán vào thời gian nào?

A. Cuối những năm 20 của thế kỉ XX.

B. Cuối những năm 30 của thế kỉ XX.

C. Cuối những năm 40 của thế kỉ XX.

D. Cuối những năm 50 của thế kỉ XX.

Câu 4: Việc xây dựng một nền văn hoá mới ở Liên Xô trong nửa đầu thế kỉ XX nhiệm vụ nào được đặt lên hàng đầu ?

A. Sáng tạo các chữ viết cho các dân tộc trước đây chưa có chữ viết.

B. Phát triển hệ thống giáo dục quốc dân.

C. Xoá nạn mù chữ và thất học.

D. Phát triển vãn hoá, nghệ thuật.

Câu 5: “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”. Đó là câu nói của ai ?

A. Nhà khoa học A Nô-ben

B. Nhà khoa học An-be Anh-Xtanh.

C. Nhà khoa học C.Xi-ôn-cốp-Xki.

D. Nhà khoa học Uyn-bơ Rai.

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

1. Mục tiêu: HS trình bày được những sự kiện lịch sử chính và những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ 1917 đến 1945.

2. Phương thức tiến hành: Giao bài tập cho HS về nhà tìm hiểu.

1/ Những sự kiện lịch sử chính từ 1917-1945?

2/ Những nội dung cần nắm vững của LSTG trong những năm 1917-1945 là gì?

3/ Trong những sự kiện lịch sử từ 1917-1945, em hãy chọn 5 sự kiện LS tiêu biểu nhất và nêu lí do vì sao em chọn sự kiện đó?

4/ Nêu những nội dung chủ yếu của LSTG từ 1917-1945?

3. Dự kiến sản phẩm:

Ôn tập phần Lịch sử thế giới hiện đại. Lập bảng thống kê các sự kiện giai đoan lịch sử từ 1917-1945.

Nêu 5 nội dung chủ yếu của giai đoạn này

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 8 chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học