Giáo án Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 16: Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 8 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- HS mô tả được sự ra đời của nhà Nguyễn.

- Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị; sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội thời Nguyễn.

- Mô tả được quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường sa của các vua Nguyễn.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, bản đồ; năng lực báo cáo thuyết trình, phản biện và đánh giá sản phẩm.

+ Rèn cho HS kĩ năng phân tích, đánh giá khách quan về nhà Nguyễn

3. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng tình cảm đối với những giá trị văn hóa tinh thần của nhân dân

- Trân trọng và giữ gìn những giá trị kinh tế, văn hóa mà nhà Nguyễn để lại

- Yêu nước, chăm chỉ và trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Lược đồ Việt Nam thời Nguyễn và hiện nay

- Học sinh: Trả lời câu hỏi  bài tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu: GV HDHS xem video giới thiệu về di tích lịch sử triều Nguyễn. HS theo dõi video và liên hệ kiến thức bài học.

b. Nội dung: HS hoạt động cá nhân

c. Sản phẩm: Triều Nguyễn Việt Nam

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS theo dõi video về Đại Nội Huế https://www.youtube.com/watch?v=2xuJn9VSP50

Em hãy cho biết di tích lịch sử trên gắn với triều đại phong kiến nào của nước ta? Trình bày hiểu biết của em về triều đại đó?

GV giới thiệu điểm nổi bật về di tích

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời câu hỏi

Bước 3:  Báo cáo, thảo luận: HS trình bày hiểu biết của mình về di tích

Bước 4: Kết luận, nhận định: Năm 1802 sau khi đánh bại các vương triều Tây Sơn Nguyễn Ánh lên ngôi vua lập ra triều Nguyễn. Quá trình hình thành và phát triển của triều Nguyễn diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài 16: Việt nam dưới thời Nguyễn.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

a. Mục tiêu:

- Sự thành lập nhà Nguyễn

- Tổ chức chính quyền và các chính sách của nhà Nguyễn

- Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

- Tình hình văn hóa, giáo dục nước ta dưới thời Nguyễn

b. Nội dung: Sự thành lập nhà Nguyễn; các chính sách kinh tế, xã hội , văn hóa của triều Nguyễn.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Hoạt động 1: Nhà Nguyễn thành lập và củng cố quyền thống trị

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV quan sát SGK và thảo luận cặp đôi về sự thành lập Vương triều Nguyễn; Quá trình củng cố quyền thống trị của vua Gia Long; chính sách đối ngoại

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động theo bàn

Bước 3: Báo cáo, thảo luận HS trình bày, các nhóm nhận xét

? Trình bày những nét chính về chính trị thời Nguyễn

? Ý nghĩa những chính sách ấy?

? Quan sát lược đồ hình 16.3 em có nhận xét gì về đơn vị hành chính thời Nguyễn?

? Em hãy giới thiệu về vua Minh Mạng và công lao của ông đối với đất nước

GV trình chiếu bản đồ VN thời Minh Mạng và hiện nay sau đó yêu cầu HS phát hiện

Hoàng Sa, Trường sa đã xuất hiện trên bản đồ từ thời nhà Nguyễn.

? Ưu điểm  và hạn chế của các chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn? Bài học về ngoại giao của nước ta hiện nay?

Bước 4: Kết luận, nhận xét

   GV kết luận  chốt ý, HS ghi bài

Gv nhấn mạnh vai trò của vua Gia Long và vua Minh Mạng đối với triều Nguyễn

1. Nhà Nguyễn thành lập và củng cố quyền thống trị

a) Sự thành lập Vương triều Nguyễn

- Năm 1792, vua Quang Trung qua đời, Triều Tây Sơn suy yếu.

- Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn; lập triều Nguyễn, lấy niên hiệu Gia Long; đặt kinh đô ở Phú Xuân.

=> Triều đại PK  quản lý lãnh thổ từ Bắc vào Nam

b) Nhà Nguyễn củng cố quyền thống trị

- Nguyễn Ánh củng cố chế độ quân chủ trung ương và thống nhất lãnh thổ.

- Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Luật Gia Long.

- Chia đất nước thành 30 tỉnh và 1 phủ.

- Nhà Nguyễn thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với nhà Thanh, khước từ quan hệ với Âu-Mỹ và thi hành chính sách cấm đạo. 

Hoạt động của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Hoạt động 2:  Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV quan sát SGK và thảo luận cặp đôi

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.  GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau (nhóm bàn) khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

                     Thảo luận nhóm (5’)

- Nhóm 1: Tìm hiểu chính sách về nông nghiệp?

- Nhóm 2: Tìm hiểu chính sách về thủ công nghiệp?

- Nhóm 3: Tìm hiểu chính sách về thương nghiệp?

? Đánh giá của em về  chính sách hạn chế ngoại thương của nhà Nguyễn?

- Chủ trương “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn đã cản trở việc giao lưu với những nước có nền khoa học và công nghệ phát triển lúc bấy giờ, không có điều kiện tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật đương thời.

- Kìm hãm sự phát triển của kinh tế, làm cho nước ta tiếp tục trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu.

? Nêu nét nổi bật về xã hội thời Nguyễn  nửa đầu thế kỉ XIX?  Các cuộc khởi nghĩa nổ ra gợi cho em suy nghĩ gì?

? Nhận xét của em về tình hình kinh tế xã hội triều Nguyễn đầu thế kỉ XIX?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2. Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

a) Kinh tế

- Nông nghiệp:

+ Chính  sách quân điền

+ Khuyến khích khai hoang.

+ Địa chủ, cường hào bao chiếm ruộng

+ Lụt lội, hạn hán xảy ra thường xuyên.

=> Nông nghiệp không phát triển, đời sống ND không ổn đinh.

- Thủ công nghiệp:

+ Nghề khai mỏ được đẩy mạnh.

+ Một số ngành, nghề không phát triển được do chính sách bế quan toả cảng, thợ giỏi bị bắt vào làm trong các quan xưởng.

-Thương nghiệp:

+ Nội thương phát triển chậm

+ Ngoại thương: nhà nước  độc quyền

=> Kinh tế lạc hậu; nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo

b) Xã hội

- Cuộc sống nhân dân khổ cực.

- Lực lượng: nông dân, thợ thuyền, binh lính, nhà nho, nhân dân các dân tộc thiểu số.

- Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu bao gồm: Phan Bá Vành (1821-1827) ở Thái Bình, Lê Duy Lương (1833) ở Ninh Bình, Nông Văn Văn (1833-1835) ở Cao Bằng và Cao Bá Quát (1854-1856) ở Hà Nội.

=> Giữa thế kỉ XIX, nền kinh tế - xã hội Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 8 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 8 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học