Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 29: Tác động của con người đến môi trường

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Yêu cầu cần đạt

1.1. Năng lực khoa học tự nhiên

- Thu thập được một số thông tin, bằng chứng cho thấy con người có những tác động tiêu cực và những tác động tích cực đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Thực hiện được một số việc làm thiết thực, phù hợp để góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

- Xây dựng được nội dung và sử dụng cách trình bày phù hợp như dùng hình ảnh, sơ đồ,... để vận động mọi người cùng sống hoà hợp với thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học ở địa phương.

1.2. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong thảo luận nhóm; quan sát và phân tích hình ảnh, nội dung.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc thu thập thông tin về những việc làm tích cực và tiêu cực của gia đình, người dân địa phương và đánh giá được kết quả hay hậu quả của việc làm đó.

1.3. Phẩm chất chủ yếu

- Trách nhiệm: Những việc làm tích cực tác động đến môi trường.

- Trung thực trong tiến hành thu thập thông tin và báo cáo kết quả thảo luận.

- Chăm chỉ: Ham hiểu biết, tìm hiểu về những việc làm tích cực và tiêu cực của gia đình, người dân địa phương,… từ đó biết cách vận dụng vào việc bảo vệ môi trường sống.

2. Đồ dùng dạy học

– Tiết 1:

Hoạt động

GV

HS

Khởi động

Câu hỏi khởi động (SGK trang 100).

SGK trang 100.

Tìm hiểu những tác động tiêu cực của con người đến môi trường

Các hình 1 – 9 (SGK trang 100, 101).

SGK trang 100, 101.

Tìm hiểu những tác động tích cực của con người đến môi trường

Các hình 10 – 13 (SGK trang 101).

SGK trang 101.

– Tiết 2:

Hoạt động

GV

HS

Khởi động

Trò chơi khởi động.

 

Em tập làm nhà khoa học

Bảng liệt kê những việc làm tác động đến môi trường (SGK trang 102).

SGK trang 102.

Một số việc cần làm để góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường

Các hình 14 – 19 (SGK trang 102, 103).

SGK trang 102, 103.

– Tiết 3 & 4:

Hoạt động

GV

HS

Khởi động

Trò chơi “Thi tìm từ khoá”.

 

Xử lí tình huống

Hình 20, 21 (SGK trang 103).

SGK trang 103.

Dự án: Xây dựng nội dung sống hoà hợp với thiên nhiên, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện

SGK trang 104.

SGK trang 104.

Tiết 1

3. Các hoạt động dạy học (tiết 1)

3.1. Hoạt động khởi động (5 phút)

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về một số tác động của con người đến môi trường để dẫn dắt vào bài học mới.

b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.

c) Tiến trình tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV tổ chức cho HS đọc câu hỏi ở mục Hoạt động khởi động (SGK trang 100): Điều gì sẽ xảy ra với các sinh vật nếu môi trường sống của chúng bị ô nhiễm?

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi.

- GV mời các HS khác nhận xét và bổ sung.

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học “Tác động của con người đến môi trường”.

- HS đọc câu hỏi và trả lời theo hiểu biết của bản thân. Ví dụ: Khi môi trường sống bị ô nhiễm, các sinh vật sống trong môi trường đó bị ảnh hưởng nên có thể bị suy yếu hoặc bị chết.

- HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

- HS lắng nghe.

d) Dự kiến sản phẩm:

- HS nói được: Khi môi trường sống bị ô nhiễm, các sinh vật sống trong môi trường đó bị ảnh hưởng nên có thể bị suy yếu hoặc bị chết.

3.2. Hoạt động khám phá và hình thành kiến thức

3.2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu những tác động tiêu cực của con người đến môi trường (15 phút)

a) Mục tiêu: HS tìm hiểu được một số tác động tiêu cực của con người đến môi trường.

b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp dạy học hợp tác.

c) Tiến trình tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 (SGK trang 100, 101), đọc nội dung trong hộp thông tin và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi:

+ Con người đã có những tác động tiêu cực đến môi trường như thế nào?

+ Những tác động đó đã dẫn đến hậu quả gì?

- GV có thể đặt thêm câu lệnh để gợi mở cho HS thảo luận:

+ Mô tả những tác động tiêu cực của con người đến môi trường trong các hình.

+ Nêu hậu quả của những tác động đó.

- GV mời một số HS chia sẻ câu trả lời trước lớp. Các HS khác nhận xét và bổ sung.

- GV khen ngợi những HS có câu trả lời đúng và bổ sung, sửa chữa đối với những HS trả lời chưa đúng.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận.

- HS quan sát hình, đọc nội dung trong hộp thông tin và thảo luận nhóm.

- HS trả lời:

+ Cặp hình 1 – 2: Con người khai thác rừng quá mức để lấy gỗ.

+ Cặp hình 3 – 4: Con người phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thuỷ sản.

+ Hình 5: Con người sử dụng đất nông nghiệp vào việc xây nhà cao tầng.

+ Hình 6: Con người xả rác thải vào môi trường.

+ Hình 7: Con người xả nước thải vào môi trường.

+ Hình 8: Con người phun xịt hoá chất gây ô nhiễm môi trường.

+ Hình 9: Con người chặt phá rừng.

+ Những tác động đó đã dẫn đến hậu quả: đất bị xói mòn, sạt lở, động vật mất nơi sống và thiếu thức ăn,...; ô nhiễm môi trường nước mặn, động vật mất nơi sống,...; gây ô nhiễm môi trường đất, không khí, nước,...; tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt,...

- HS trả lời và nhận xét lẫn nhau.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và rút ra kết luận: Con người đã có những tác động tiêu cực đến môi trường như: phá rừng, đô thị hoá, sử dụng thuốc trừ sâu hoá học, khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên,… gây ô nhiễm môi trường.

d) Dự kiến sản phẩm:

- HS thảo luận theo nhóm 4 hoặc nhóm 6.

- HS rút ra được kết luận: Con người đã có nhiều tác động tiêu cực tới môi trường như phá rừng, khai thác rừng quá mức làm mất đi nơi sống của động vật,…; đất bị xói mòn, sạt lở; sử dụng đất nông nghiệp vào xây nhà cao tầng, xả chất thải vào môi trường gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí,…; sử dụng ngày càng nhiều tài nguyên thiên nhiên dẫn đến tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt,…

3.2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu những tác động tích cực của con người đến môi trường (15 phút)

a) Mục tiêu: HS tìm hiểu được một số tác động tích cực của con người đến môi trường.

b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp dạy học hợp tác.

c) Tiến trình tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS quan sát các hình 10, 11, 12, 13 (SGK trang 101), đọc nội dung trong hộp thông tin và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi:

+ Con người đã có những tác động tích cực đến môi trường như thế nào?

+ Những tác động đó đã mang lại những kết quả gì?

- GV có thể đặt thêm câu lệnh để gợi mở cho HS thảo luận:

+ Mô tả những tác động tích cực của con người đến môi trường trong các hình.

+ Nêu kết quả của những tác động đó.

- GV mời một số HS chia sẻ câu trả lời trước lớp. Các HS khác nhận xét và bổ sung.

- GV khen ngợi những HS có câu trả lời đúng và bổ sung, sửa chữa đối với những HS trả lời chưa đúng.

- GV khuyến khích HS kể thêm những tác động tích cực khác của bản thân và người dân địa phương đến môi trường.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận.

- HS quan sát hình, đọc nội dung trong hộp thông tin và thảo luận nhóm.

- HS trả lời:

+ Hình 10: Con người đã khôi phục các đồi trọc, rừng trọc bằng cách trồng thêm nhiều cây xanh.

+ Hình 11: GV và HS tham quan khu bảo tồn, nâng cao ý thức bảo vệ động vật và thực vật.

+ Hình 12, 13: Con người đã xây dựng các khu vực xử lí nước thải trước khi xả vào môi trường.

+ Những tác động tích cực đến môi trường như: trồng rừng, bảo vệ động vật và thực vật quý hiếm, xử lí các nguồn gây ô nhiễm,... góp phần bảo vệ môi trường.

- HS trả lời và nhận xét lẫn nhau.

- HS lắng nghe.

- HS kể thêm những tác động tích cực khác mà em biết.

- HS lắng nghe và rút ra kết luận: Con người đã có những tác động tích cực đến môi trường như: trồng rừng, bảo vệ động vật và thực vật quý hiếm, xử lí các nguồn gây ô nhiễm,... góp phần bảo vệ môi trường.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 5 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học