Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Tuần 12 Chân trời sáng tạo (Bản 2)
Chỉ từ 250k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Học sinh vui vẻ, phấn khởi tham gia buổi tổng kết tháng hành động “Em là học sinh thân thiện.
- Học sinh tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động chương trình.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái
II. ĐỒ DÙNG/CHUẨN BỊ
- Trang phục biểu diễn.
- Trang phục chỉnh tề, ghế ngồi.
- Đồ dùng phục vụ các trò chơi tập thể.
III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
a) Mục tiêu - Học sinh vui vẻ, phấn khởi tham buổi tổng kết tháng hành động “Em là học sinh thân thiện” - Học sinh tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động chương trình b) Tiến trình hoạt động – GV tham gia hoạt động chào cờ đầu tuần, sơ kết thi đua tuần. - GV giám sát, quản lí HS khi các em nghe tổng hợp kết quả toàn trường đã đạt được trong tháng hành động. - GV phối hợp với GV Tổng phụ trách tổ chức cho các em tham gia các hoạt động tập thể (các trò chơi tập thể) trong lễ tổng kết. Một số trò chơi có thể triển khai cho HS như: chuyền bóng/chuyền hoa, gắp chun, xếp cốc, bánh xe khổng lồ… - GV hỗ trợ các hoạt động tuyên dương, khen thưởng tập thể, cá nhân đạt kết quả cao trong tháng hành động. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn và kêu gọi HS cổ vũ cho các bạn đang tham gia hoạt động - GV phát cho HS phiếu cảm nhận và yêu cầu HS ghi lại cảm nhận và chia sẻ về những điều em đã làm được trong tháng hành động. - GV khen ngợi và động viên HS tiếp tục làm nhiều việc tốt thể hiện sự kính yêu thầy cô, thân thiện với bạn bè |
- HS tham gia chào chờ đầu tuần, sơ kết thi đua tuần. - HS lắng nghe - HS tham gia trò chơi tập thể - HS theo dõi - HS cổ vũ các bạn. - HS ghi cảm nhận vào phiếu và chia sẻ nhóm đôi về những điều đã làm được trong tháng hành động. - HS lắng nghe. |
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
TUẦN 12:
Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề:
Tri ân thầy cô – Kết nối bạn bè
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Học sinh:
– Giải quyết được một số vấn đề nảy sinh trong quan hệ với bạn bè và thầy cô.
Tiết trải nghiệm góp phần hình thành các năng lực, phẩm chất:
1. Năng lực đặc thù:
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Đề xuất được cách giải quyết vấn đề nảy sinh trong quan hệ với thầy cô và bạn bè.
2. Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, tương tác với bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Xử lý được các tình huống về những vấn đề nảy sinh trong quan hệ với thầy cô và bạn bè.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất nhân ái: Yêu thương thầy cô, bạn bè.
II. ĐỒ DÙNG
Giáo viên:
- Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết hoạt động (giấy A4).
Học sinh:
- Bút chì, bút màu.
III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Thực hành – Luyện tập a) Mục tiêu – HS đề xuất được cách giải quyết vấn đề nảy sinh trong quan hệ với thầy cô và bạn bè. b) Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 1 của hoạt động 8 SGK Hoạt động trải nghiệm 5 trang 34 và kiểm tra xem HS đã hiểu nhiệm vụ hay chưa. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, mỗi HS tự chọn và ghi ra 1 vấn đề đã xảy ra trong quan hệ của em với thầy cô hoặc bạn bè và mô tả về vấn đề đó theo gợi ý: + Vấn đề của em với thầy cô hoặc bạn bè là gì? + Chuyện gì đã xảy ra khi đó? GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc cá nhân, viết cách giải quyết vấn đề của mỗi em theo gợi ý: - Nói lời xin lỗi trực tiếp ngay sau khi xảy ra vấn đề - Nhờ sự hỗ trợ của người khác. - GV cho HS trao đổi nhóm đôi, chia sẻ về vấn đề mình đã chọn và cách giải quyết vấn đề của bản thân. - GV gọi 3-4 HS trình bày vấn đề và cách giải quyết vấn đề của em trước lớp. - GV có thể gọi các HS khác góp ý về cách giải quyết vấn đề của bạn. - GV nhận xét, tổng hợp những cách giải quyết vấn đề nảy sinh trong quan hệ với thầy cô và bạn bè mà HS đã trình bày. Hoạt động 9. Xử lí tình huống nảy sinh trong quan hệ với thầy cô và bạn bè a) Mục tiêu - HS xử lí được 1 số vấn đề thường nảy sinh trong quan hệ với bạn bè và thầy cô qua các tình huống giả định. b) Cách tiến hành – GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 1 của hoạt động 9 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 5 trang 34 và kiểm tra xem HS đã hiểu nhiệm vụ chưa. – GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4-6 HS, thảo luận và xây dựng 1 tình huống thường xảy ra trong quan hệ với thầy cô và bạn bè. + Hướng dẫn HS chọn tình huống về thầy cô hoặc bạn bè. + Đặt các câu hỏi gợi ý cho HS: Tình huống diễn ra ở đâu? Khi nào? Có những ai? Chuyện gì đã xảy ra? - GV có thể cung cấp giấy khổ lớn để HS viết hoặc vẽ tranh mô tả tình huống. – GV cho các nhóm dán giấy khổ lớn (viết/vẽ các tình huống) xung quanh lớp và gọi các nhóm chia sẻ về tình huống nhóm vừa xây dựng trước lớp. – GV cho HS di chuyển quanh lớp, đánh dấu sao (*) vào tình huống mà HS thích nhất và tình huống có nhiều sao nhất sẽ được lựa chọn để HS thảo luận và xử lý. - GV gọi 1 nhóm bất kì sắm vai xử lí tình huống. – GV gọi 2-3 HS nhận xét, góp ý về cách xử lí tình huống của nhóm bạn. - GV gọi 1 nhóm khác xử lí lại tình huống. GV lưu ý HS về thái độ, biểu cảm khuôn mặt khi sắm vai xử lí tình huống - GV nhận xét, tổng kết hoạt động. 4. Tổng kết tiết trải nghiệm – GV tổ chức vận động theo nhạc để tạo sự gắn kết cho HS trong lớp. – GV nhận xét, tổng kết hoạt động, dặn dò về nhà. |
- HS đọc nhiệm vụ. + HS làm việc cá nhân, ghi ra giấy 1 vấn đề đã xảy ra đối với bản thân và mô tả vấn đề đó dựa trên gợi ý GV đưa ra. - HS tiếp tục làm việc cá nhân, suy nghĩ về cách giải quyết vấn đề mình vừa viết theo gợi ý GV đã cho. - HS trao đổi nhóm đôi, chia sẻ về vấn đề đã viết và cách giải quyết vấn đề mà bản thân đã lựa chọn, - 3-4 HS trình bày vấn đề trước lớp. - HS góp ý, bổ sung. - HS lắng nghe – Đọc nhiệm vụ. – HS thảo luận nhóm và cùng thống nhất xây dựng 1 tình huống thường xảy ra trong quan hệ với thầy cô hoặc bạn bè theo gợi ý của GV. – HS chia sẻ về tình huống của nhóm. – HS làm việc nhóm, thảo luận về tình huống được lựa chọn. - HS sắm vai xử lí tình huống – HS góp ý. - 1 nhóm HS khác sắm vai xử lí lại tình huống. - HS lắng nghe. - HS vận động theo nhạc, bài hát vui vẻ. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm |
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 5 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 5 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 5
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5
- Giáo án Khoa học lớp 5
- Giáo án Đạo đức lớp 5
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Giáo án Tin học lớp 5
- Giáo án Công nghệ lớp 5
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5(có đáp án)
- Đề thi Toán lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 (có đáp án)
- Ôn hè Toán lớp 5 lên lớp 6
- Đề thi Tiếng Anh lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Tin học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ lớp 5 (có đáp án)