Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 Chân trời sáng tạo Tuần 1 (Chủ đề 6)
Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 Chân trời sáng tạo phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
A. Mục tiêu:
- HS nhận biết được một số biểu hiện cảm xúc thông qua một số biểu hiện cơ bản.
- Rèn luyện kĩ năng hợp tác trong hoạt động: tính tự chủ, tự tin, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỉ luật, biết lắng nghe.
B. Chuẩn bị:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
C. Các hoạt động tiến hành:
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. Chào cờ: |
|
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần: + Ổn định tổ chức. + Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ + Đứng nghiêm trang + Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca + Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ. + Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường. |
- HS điều khiển lễ chào cờ. |
2. Đánh giá lại hoạt động của trường trong tuần qua và công việc tuần mới: |
|
- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét hoạt động của trường trong tuần qua. |
- HS nghe. |
- TPT hoặc đại diện BGH đưa ra những công việc phải làm trong tuần mới. |
- HS nghe. |
3. Kết nối với sinh hoạt theo chủ đề: Văn nghệ chúc mừng năm mới. |
|
* Mục tiêu: HS nhận biết được một số biểu hiện cảm xúc thông qua một số biểu hiện cơ bản. |
|
* Cách tiến hành: - GV phụ trách kết hợp với GV lớp lớn hơn để phối hợp hỗ trợ làm các khuôn mặt cảm xúc: vui, buồn, sợ, tức giận, ngạc nhiên. - GV theo dõi. - GV phụ trách và GV các lớp nhận xét, tuyên dương. |
- Trên sân khấu có một em làm người dẫn chương trình để tạo sự kết nối giữa HS, các em sẽ dễ tiếp cận hơn. - Người dẫn chương trình có thể hỏi các nhân vật sắm vai về những tình huống làm cho bản thân có các cảm xúc trên. - HS quan sát, theo dõi. - Các HS khác xem các tiết mục. |
4. Tổng kết: |
NHẬN BIẾT CẢM XÚC
A. Mục tiêu:
1. Năng lực:
- Nhận diện và nêu được cảm xúc của mình thông qua một số biểu hiện cơ bản.
- Thể hiện được một số biểu hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Biết một (một vài) cách làm chủ cảm xúc.
- Phân biệt được một số cảm xúc cơ bản.
- Bước đầu tập biết tự đánh giá hoạt động của bản thân. Bước đầu biết hợp tác, chia sẻ công việc.
- Nhận diện và nêu được cảm xúc của người khác thông qua một số biểu hiện cơ bản.
2. Phẩm chất:
- Tôn trọng cảm xúc, suy nghĩ và hành động của người khác.
- Quan tâm, giúp đỡ các bạn và thầy cô.
- Nỗ lực học tập, thực hành làm chủ cảm xúc.
- Trung thực và trách nhiệm trong tự đánh giá.
B. Chuẩn bị:
1. GV:
- Bài powerpoint, clip, tranh về các khuôn mặt biểu hiện cảm xúc, bảng nhóm.
2. HS: SGK, bút chì, bộ thẻ cảm xúc.
C. Hoạt động lên lớp:
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. Khởi động: |
|
- GV tổ chức HS hát những bài bài hát, băng reo, trò chơi,… có liên quan đến bài học. |
- HS HS hát những bài bài hát, băng reo, trò chơi,… có liên quan đến bài học. |
- GV dẫn đắt vào bài học. |
- HS nghe. |
2. Khám phá: |
|
- GV dùng video clip ngắn, hình ảnh, câu chuyện, nêu tình huống (có hình ảnh minh hoạ) về một số cảm xúc cơ bản. |
- HS xem. - HS nhận ra cảm xúc nào ứng với khuôn mặt càm xúc nào. |
- GV hướng dẫn HS sử dụng VBT có mẫu các khuôn mặt cảm xúc. |
- HS nghe và nối các khuôn mặt cảm xúc với tên gọi phù hợp. |
- Nhận xét, tuyên dương. |
- HS nhận xét. |
- GV chốt ý, dẫn dắt chuyển hoạt động. |
|
3. Luyện tập: |
|
- GV hướng dẫn HS dựa vào các hình ảnh để nhận diện cảm xúc. |
- HS nghe. |
- HS tự mình diễn tả các cảm xúc theo mô hình trong SGK. |
|
+ Hãy kể tên một cảm xúc em thấy ở người thân? |
+ HS trả lời. |
+ Khi nào người thân có cảm xúc như vậy? + Người thân làm gì khi cảm thấy như thế? |
+ HS trả lời. + HS trả lời. |
- Nhận xét, tuyên dương. |
- HS nhận xét, bổ sung. |
- GV hướng dẫn HS quan sát chính mình: Em tự quan sát bản thân em. + Có (những) lần nào em có cảm xúc như thế không? + Theo em, đó là một cảm xúc tốt (gọi là tích cực) hoặc không tốt (gọi là tiêu cực)? |
- HS tự quan sát chính mình rồi trả lời câu hỏi. |
- GV dùng bộ ảnh “thật” năm cảm xúc cơ bản cho HS nhìn và nêu tên cảm xúc. |
- HS nhìn và nêu tên cảm xúc. |
4. Mở rộng: |
|
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung các tình huống. |
- HS nghe. |
- GV tổ chức cho các nhóm chọn một tình huống để sắm vai thể hiện cảm xúc của nhân vật. |
- HS hoạt động theo nhóm chọn một tình huống để sắm vai thể hiện cảm xúc của nhân vật. |
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm. |
- HS thực hành theo hướng dẫn của GV. |
- Nhận xét, tuyên dương. |
- Các nhóm trình bày sản phẩm. |
5. Đánh giá: |
|
- GV hướng dẫn từng nội dung của phần tự đánh giá để HS làm quen với việc đánh giá. |
- HS sử dụng bộ thẻ cảm xúc để tự đánh giá. |
6. Kết nối: |
|
- Dặn: Về nhà xem trước bài: “Quan sát cảm xúc”. |
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 năm 2025 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:
- Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 - CTST
- Giải bài tập sgk Toán lớp 2 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 2 - CTST
- Giải bài tập sgk Tự nhiên & Xã hội lớp 2 - CTST
- Giải bài tập sgk Đạo Đức lớp 2 - CTST
- Giải Vở bài tập Đạo Đức lớp 2 - CTST
- Giải bài tập sgk Âm nhạc lớp 2 - CTST