Giáo án GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án GDCD 8 Chân trời sáng tạo chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Kể được các hình thức bạo lực gia đình phổ biến.

- Phân tích được tác hại của hành vi bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

- Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Biết cách phòng, chống bạo lực gia đình.

- Phê phán các hành vi bạo lực gia đình trong gia đình và cộng đồng.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.

Năng lực riêng:

- Năng lực điều chỉnh hành vi: thể hiện bằng lời nói và việc làm, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình. Ngoài ra, biết cách phòng, chống bạo lực gia đình.

- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, phân tích được một số hiện tượng bạo lực gia đình trong thực tiễn cuộc sống. Vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí tình huống, tham gia các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình trong thực tiễn.

3. Phẩm chất:

- Trung thực, trách nhiệm, dũng cảm đấu tranh phòng, chống các hành vi bạo lực trong gia đình và cộng đồng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SHS, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 8.

- Thiết bị dạy học:

+ Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.

+ Các tranh, hình ảnh, video clip có nội dung liên quan đến việc phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Đối với học sinh

- SHS, SBT Giáo dục công dân 8.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Nhiệm vụ 1: Thực hiện trò chơi “Thử thách tranh tài”

a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.

b. Nội dung:

- HS tham gia chơi trò chơi “Thử thách tranh tài”: kể các hành động, việc làm nên và không nên thực hiện nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các hành động, việc làm nên và không nên thực hiện nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 đội và phổ biến luật chơi: Hai đội sẽ kể các hành động, việc làm nên và không nên thực hiện nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc. Trong vòng 3 phút, đội nào kể được nhiều việc làm hơn sẽ chiến thắng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV triển khai cho HS tham gia trò chơi.

- GV quan sát và hỗ trợ HS trong quá trình chơi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS tích cực tham gia trò chơi.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, công bố kết quả đội thắng cuộc.

Nhiệm vụ 2: Đọc câu ca dao, tục ngữ và rút ra ý nghĩa

a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc các câu ca dao, tục ngữ trong SHS tr.41 và rút ra ý nghĩa về mối quan hệ, ứng xử giữa các thành viên trong gia đình.

- GV dẫn dắt vào bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về ý nghĩa về mối quan hệ, ứng xử giữa các thành viên trong gia đình.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy đọc các câu ca dao, tục ngữ sau và rút ra ý nghĩa về mối quan hệ, ứng xử giữa các thành viên trong gia đình:

+ “Chồng giận thì vợ bớt lời

Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê".

+ “Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”.

+ "Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư”.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc câu ca dao, tục ngữ, vận dụng kiến thức, hiểu biết của bản thân để rút ra ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ đó.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi:

Các câu dao, tục ngữ nói về mối quan hệ, ứng xử giữa các thành viên trong gia đình:

+ Các thành viên trong gia đình cần luôn quan tâm, chia sẻ, yêu thương, tôn trọng và gắn bó với nhau.

+ Mỗi thành viên cần thực hiện đúng quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân; đồng thời cần có trách nhiệm chung tay đẩy lùi bạo lực gia đình để gia đình luôn là bến bờ an vui và hạnh phúc.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Gia đình là cội nguồn của yêu thương, là chiếc nôi nuôi dưỡng nhân cách của mỗi người, là nơi chốn an toàn, đầy ắp những kỉ niệm khó quên. Các thành viên trong gia đình phải luôn quan tâm, chia sẻ, yêu thương, tôn trọng và gắn bó với nhau. Đặc biệt, mỗi thành viên cần phải có trách nhiệm chung tay đẩy lùi bạo lực gia đình để gia đình luôn là bến bờ của an vui và hạnh phúc.

Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 7 – Phòng, chống bạo lực gia đình.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án GDCD 8 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học