Giáo án GDCD 8 Bài 4: Giữ chữ tín
1. Kiến thức
- Thế nào là giữ chữ tín , những biểu hiện khác nhau của giữ chữ tín trong cuộc sống hàng ngày . Vì sao trong cuộc sống hàng ngày mọi người cần phải giữ chữ tín.
2.Kĩ năng
- Biết phân biệt những biểu hiện của hành vi biết giữ chữ tín và không giữ chữ tín . Học sinh cần rèn luyện để trở thành người luôn biết giữ chữ tín trong mọi công việc hàng ngày.
3.Thái độ
- Học tập , rèn luyện và mong muốn rèn luyện theo gương của những người giữ chữ tín.
1. Giáo viên: SGK, SGV, tục ngữ , ca dao , các mẩu chuyện, bài tập tình huống.
2. Học sinh: SGK, đọc trước bài ở nhà .
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số: ………………
2. Kiểm tra bài cũ
- Em hiểu thế nào là tôn trọng người khác? Làm bài tập 2 SGK.
- Hằng và Mai chơi với nhau rất thân . Trong giờ kiểm tra môn GDCD Mi giở tài liệu để chép , Hằng biết nhưng không nói gì. Nếu em là Hằng em sẽ xử sự như thế nào ?
3. Bài mới
- Vào bài : Hùng là học sinh lớp 8A , đã nhiều lần Hùng được thầy giáo gọi lên bảng song Hùng đểu không thuộc bài . Cứ mỗi lần như vậy , Hùng đều hứa là lần sau không tái phạm nữa . Nhưng hôm nay Hùng vẫn không thuộc bài . Thầy giáo và cả lớp rất thất vọng về Hùng.
Em có nhận xét gì về hành vi của Hùng ?
Hành vi của Hùng có tác hại gì?
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
---|---|
GV: cho học sinh đọc kỹ mục đặt vấn đề trong SGK. Tổ chức lớp thành 4 nhóm thảo luận các nội dung sau: |
I- Đặt vấn đề . |
Câu 1. Tìm hiểu những việc làm của Nhạc Chính Tử? Vì sao Nhạc Chính Tử làm như vây? |
Nhóm 1. - Nước Lỗ phải cống nạp cái đỉnh cho nước Tề . Vua Tề chỉ tin người mang đi là Nhạc Chính Tử - Nhưng Nhạc Chính Tử không chiụ đưa sang vì đó là chiếc đỉnh giả - Nếu ông làm như vậy thì vua Tề sẽ mất lòng tin với ông . |
Câu 2. Một em bé đã nhờ Bác điều gì? Bác đã làm gì và vì sao Bác làm như vây? |
Nhóm 2 - Em bé ở Pác Bó nhờ Bác mua cho một chiếc vòng bạc. Bác đã hứa và giữ lời hứa. - Bác làm như vậy vì Bác là người trọng chữ tín. |
Câu 3. Người sản xuất, kinh doanh hàng hoá phải làm tốt việc gì đối với người tiêu dùng ? Vì sao ? Ký kết hợp đồng phải làm đúng điều gì ? Vì sao không được làm trái các quy định kí kết ? |
Nhóm 3. - Đảm bảo mẫu mã, chất lượng ,giá thành sản phẩm , thái độ……… vì nếu không sẽ mất lòng tin với khách hàng - Phải thực hiện đúng cam kết nếu không sẽ ảnh hưởng đến kinh tế, thời gian,uy tín…..đặc biệt là lòng tin. |
Câu 4. Theo em trong công việc , những biểu hiện nào được mọi người tin cậy và tín nhiệm ? Trái ngược với những việc làm đó là gì? Vì sao không được tin cậy , tín nhiệm ? |
Nhóm 4. - Làm việc cẩn thận , chu đáo , làm tròn trách nhiệm , trung thực. * Làm qua loa đại khái, gian dối sẽ không được tin cậy, tín nhiệm vì không biết tôn trọng nhau , không biết giữ chữ tín. * Bài học : Chúng ta phải biết giữ chữ tín, giữ lời hứa , có trách nhiệm với việc làm . Giữ chữ tín sẽ được mọi người tin yêu và quý trọng. |
HS các nhóm thảo luận , cử thư ký ghi chép và đại diện lên trình bày . HS cả lớp nhận xét , bổ sung . GV nhận xét, đánh giá và tổ chức học sinh rút ra bài học . GV tổ chức học sinh liên hệ , tìm hiểu những biểu hiện của hành vi giữ chữ tín. Câu 1. Muốn giữ được lòng tin của mọi người thì chúng ta cần làm gì? Câu 2. Có ý kiến cho rằng: giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa. Em cho biết ý kiến và giảI thích vì sao ? Câu 3. Tìm ví dụ thực tế không giữ lời hứa nhưng cũng không phảI là không giữ chữ tín. Câu 4. GV dùng bảng phụ: em hãy tìm những biểu hiện giữ chữ tín và không giữ chữ tín trong cuộc sống hàng ngày. |
- Làm tốt công việc được giao , giữ lời hứa, đúng hẹn , lời nói đI đôI với việc làm , không gian dối. - Giữ lời hứa là quan trọng nhất , song bên cạnh đó còn những biểu hiện như kết quả công việc , chất lượng sản phẩm , sự tin cậy - Bạn A hứa đi chơi với B vào chủ nhật , nhưng không may hôm đó bố bạn B bị ốm nên bạn không đi được . |
Hàng ngày | Giữ chữ tín | Không giữ chữ tín |
---|---|---|
Gia đình Nhà trường Xã hội |
............................................ ............................................ ............................................ |
............................................ ............................................ ............................................ |
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
---|---|
Từ các nội dung đã tìm hiểu ở trên , chúng ta rút ra thế nào là giữ chữ tín , sự cần thiết phảI giữ chữ tín trong cuộc sống hàng ngày và chúng ta phảI biết cách rèn luyện như thế nào . Thế nào là giữ chữ tín? ý nghĩa của việc giữ chữ tín ? Cách rèn luyện giữ chữ tín là gì ? HS Làm việc độc lập , trả lời cá nhân GV nhận xét , bổ sung - Em hãy giải thích câu : Người sao một hẹn thì nên Người sao chín hẹn thì quên cả mười . bảy lần từ chối con hơn một lần thất hứa ? Em có đồng tình với những biểu hiện sau đây không ? Vì sao ? |
II- Nội dung bài học . 1- Giữ chữ tín. - Coi trọng lòng tin , trọng lời hứa 2- ý nghĩa của việc giữ chữ tín. - Được mọi người tin cậy, tín nhiệm , tin yêu . Giúp mọi người đoàn kết và hợp tác. 3- Cách rèn luyện . - Làm tốt nghĩa vụ của mình - Hòan thành nhiệm vụ - Giữ lời hứa, đúng hẹn - Giữ lòng tin |
? GV hướng dẫn HS làm những bài tập trong sgk: |
III- Bài tập . Bài tập 1. Sắm vai Chuyện xảy ra ở nhà Hằng: Mai đến rủ Hằng đi sinh nhật nhưng Hằng không đi , vờ hứa phải đi đón em vào giờ đó. GV kết luận : Tín là giữ lòng tin của mọi người. Làm cho mọi người tin tưởng ở đức độ, lời nói, vịêc làm của mình.Tín phải được thể hiện trong cuộc sống cá nhân , gia đình và xã hội .Chúng ta phải biết lên án những kẻ không biết trọng nhân nghĩa, ăn gian nói dối, làm trái đạo lí. Bài 1/12: Những tìn huống thể hiện hành vi không giữ chữ tín: a, c, d, đ, e. Bởi vì, đó là những việc làm không tôn trọng lời hứa, tôn trọng chữ tín; hoặc hiểu sai sự tôn trọng lời hứa (chép bài cho bạn) Bài 2/13: - Hành vi giữ chữ tín: + Lan luôn làm đủ bài tập thầy cô giáo cho về nhà. + Hường hứa với thầy là sẽ không đi học muộn và Hường đã thực hiện được. + Hoa luôn đánh răng, vệ sinh chân tay sạch sẽ như lời hứa với mẹ. - Hành vi không giữ chữ tín: + Hường không giúp Hoa học môn Toán mà chỉ chép đáp án cho bạn. + Hoàng luôn trốn bố đi chơi game sau giờ học. + Nhật luôn nói chuyện riêng trong giờ mặc dù đã hứa là giữ trật tự với thầy chủ nhiệm. Bài 3/13: - Tôn trọng kỉ cương, nội quy trường lớp. - Tự giác làm bài tập đầy đủ. - Thật thà, trung thực, không nói dối, biết nhận khuyết điểm và sửa chữa. Bài 4/13: - Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy. - Nhất ngôn cửu đỉnh. - Nói lời phải giữ lấy lời Đừng như con bướm đậu rồi lại bay - Một lần bất tín, vạn lần bất tin. - Chữ tín còn quý hơn vàng. |
4. Củng cố
- Thế nào là giữ chữ tín? Ý nghĩa? Cách rèn luyện?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học thuộc bài và làm bài tập 2,3,4 SGK
- Chuẩn bị bài : Pháp luật và kỷ luật
- Đọc trước phần đặt vấn đề.
Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 8 chuẩn khác:
- Bài 5: Pháp luật và kỷ luật
- Bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh
- Bài 7: Tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội
- Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
- Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)