Giáo án Địa Lí 8 Cánh diều Bài 3: Thực hành: Tìm hiểu về ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 8 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực

1.3. Năng lực đặc thù môn Địa lí.

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:

+ Tìm được ví dụ chứng minh ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình đối với sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên và khai thác kinh tế ở nước ta.

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Sử dụng bản đồ địa hình, tranh ảnh, sơ đồ, video để tìm ví dụ chứng minh ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình đối với sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên và khai thác kinh tế.

+ Sử dụng năng lực Internet để tìm các ví dụ về sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên và khai thác kinh tế.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài báo báo thực hành.

1.4. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ và tự học:

+ Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ thực hành tìm các ví dụ chứng minh ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình đối với sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên và khai thác kinh tế ở nước ta.

+ Biết đánh giá được kết quả bản thân đạt được sau từng hoạt động trong bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: được hình thành thông qua các hoạt động làm việc cá nhân, theo nhóm, cặp và quá trình tham gia tích cực vào giờ học trên lớp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện vấn đề qua các tình huống học tập và sáng tạo trong cách thể hiện bài nhóm.

2. Về phẩm chất

Bài học góp phần hình thành cho học sinh các phẩm chất như:

+ Chăm chỉ thông qua việc tích cực tham gia các hoạt động học tập.

+ Giáo dục tình yêu nước, yêu quê hương và cảnh đẹp thiên nhiên Việt Nam.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Phiếu học tập.

- Bản đồ địa hình Việt Nam

- Tranh ảnh về sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên do tác động của địa hình.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động mở đầu/ khởi động

a. Mục tiêu: Xác định được vấn đề cần giải quyết liên quan đến bài học và tạo hứng thú cho HS.

b. Nội dung: HS phát hiện vấn đề bài học qua hai câu thơ trong bài thơ “Trường sơn đông, trường sơn tây” của nhà thơ Phạm Tiến Duật

c. Sản phẩm: Các ý kiến của HS.

d. Tổ chức thực hiện.

- Bước 1: GV đặt vấn đề

Giáo án Địa Lí 8 Cánh diều Bài 3: Thực hành: Tìm hiểu về ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế

Trong bài thơ “Trường sơn đông, trường sơn tây” nhà thơ Phạm Tiến Duật đã viết:

Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác

Đố các em biết “một dãy núi” tác giả nhắc đến là dãy núi nào? Thời tiết giữa hai sườn núi khác nhau như thế nào? Theo em tại sao có sự khác nhau như vậy?

- Bước 2: HS suy nghĩ, liên hệ đưa ra đáp án.

- Bước 3: GV gọi một số HS đưa ra đáp án ý kiến của mình.

- Bước 4: GV dẫn dắt vào bài học: Hai câu thơ trên là một ví dụ mô tả về sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên do tác động của địa hình. Cụ thể đó là sự phân hóa khí hậu giữa sườn Tây và sườn Đông của dãy Trường Sơn. Sự phân hóa đó có đúng như các em vừa giải thích, và ngoài sự phân hóa đó, địa hình còn có những tác động đến sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên và phát triển kinh tế như thế nào, cả lớp cùng đi thực hành khám phá.

2. Hoạt động thực hành, luyện tập, vận dụng.

Hoạt động 1: Thực hành tìm ví dụ chứng minh ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình đối với sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên.

a. Mục tiêu: Tìm được các ví dụ chứng minh ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình đối với sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên.

b. Nội dung: HS đi tham quan qua các trạm thông tin để tìm các ví dụ cụ thể hoàn thành phiếu học tập số 1.

c. Sản phẩm:

Giáo án Địa Lí 8 Cánh diều Bài 3: Thực hành: Tìm hiểu về ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1:

- GV đặt câu hỏi: Dựa vào SGK và hiểu biết của mình, em hãy cho biết sự phân hóa địa hình sẽ ảnh hưởng sự phân hóa những thành phần tự nhiên nào?

- GV giới thiệu PHT số 1, và các trạm thông tin, yêu cầu HS trong 15 phút tự di chuyển đến các trạm để tìm các ví dụ chứng minh ảnh hưởng sự phân hóa địa hình đối với sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên.

- 5 bạn có kết quả sớm nộp về bàn GV để được chấm điểm.

Bước 2: HS chú lắng nghe trả lời câu hỏi và di chuyển đến các trạm để tìm ví dụ hoàn thành PHT.

Bước 3: GV một số học sinh trình bày kết quả PHT.

Bước 4: GV đánh giá, nhận xét và chiếu đáp án.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 8 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 8 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học