Giáo án Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 14: Vị trí địa lí Biển Đông, các vùng biển của Việt Nam

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Xác định được trên bản đồ phạm vi Biển Đông, các nước và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam.

- Xác định được trên bản đồ các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

- Trình bày được khái niệm vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam).

2. Về năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:

+ Xác định được trên bản đồ phạm vi Biển Đông, các nước và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam.

+ Xác định được trên bản đồ các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

+ Trình bày được khái niệm vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam).

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr142-147.

+ Quan sát bản đồ hình 14.1 SGK tr143 để xác định phạm vị và các nước, vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với VN.

+ Quan sát bản đồ hình 14.2 để xác định các mốc đường cơ sở và đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa VN và Trung Quốc.

+ Quan sát sơ đồ hình 14.4 để xác đinh phạm vi các vùng biển của VN.

- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: thu thập thông tin về chế độ pháp lí các vùng biển nước ta theo Luật biển năm 1982.

3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, yêu nước, yêu biển - đảo Việt Nam, ý thức bảo vệ chủ quyền biển - đảo của VN.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên (GV)

- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat ĐLVN.

- Hình 14.1. Bản đồ vị trí và phạm vi của Biển Đông, hình 13.2. Bản đồ các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa VN và Trung Quốc, hình 14.3. Đảo Cồn Cỏ, hình 14.4. Sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển VN, các hình ảnh minh họa phóng to.

- Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.

2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, Atlat ĐLVN.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)

a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.

b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Vượt chướng ngại vật” cho HS.

c. Sản phẩm: HS giải mã được “Chướng ngại vật” GV đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

* GV treo bảng phụ trò chơi “Vượt chướng ngại vật” lên bảng:

Giáo án Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 14: Vị trí địa lí Biển Đông, các vùng biển của Việt Nam

* GV phổ biến luật chơi:

- “Chướng ngại vật” là tên hình ảnh ẩn sau 4 mảnh ghép được đánh số từ 1 đến 4 tương ứng với 4 câu hỏi.

- Các em dựa vào Atlat ĐLVN và kiến thức đã học để trả lời, các em có quyền lựa chọn thứ tự câu hỏi để trả lời, mỗi câu hỏi có 1 lượt trả lời.

- Em nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà nhỏ (ví dụ 1 cây bút) và mảng ghép sẽ biến mất để hiện ra một góc của hình ảnh tương ứng, trả lời sai mảnh ghép sẽ bị khóa lại, trong quá trình trả lời, em nào trả lời đúng “Chướng ngại vật” thì sẽ nhận được phần quà lớn hơn (ví dụ 3 cây bút).

* Hệ thống câu hỏi:

Câu 1: Kể tên 5 loài động vật của nước ta.

Câu 2: Kể tên 5 loài thảm thực vật của nước ta.

Câu 3: Kể tên 5 vườn quốc gia của nước ta.

Câu 4: Kể tên 5 khu dự trữ sinh quyển của nước ta.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

* HS dựa vào Atlat ĐLVN và kiến thức đã học, suy nghĩa để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

* Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:

Câu 1: Khỉ, vượn, hươu, voi, hổ,…

Câu 2: Rừng kín thường xanh, rừng thưa, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng trên núi đá vôi,…

Câu 3: Ba Bể, Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên, Phú Quốc,…

Câu 4: Cát Bà, Cù lao Chàm, Cần Giờ, Kiên Giang, Cà Mau,…

Giáo án Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 14: Vị trí địa lí Biển Đông, các vùng biển của Việt Nam

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Biển Đông là một biển lớn, có vai trò quan trọng cả về mặt tự nhiên và kinh tế - chính trị - xã hội đối với khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung. Vậy, Biển Đông nói chung và vùng biển Việt Nam thuộc Biển Đông có vị trí và phạm vi như thế nào? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (105 phút)

2.1. Tìm hiểu về Vị trí địa lí và phạm vi của Biển Đông (30 phút)

a. Mục tiêu: HS xác định được trên bản đồ phạm vi Biển Đông, các nước và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam.

b. Nội dung: Quan sát hình 14.1 kết hợp kênh chữ SGK tr143, suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học