Giáo án Địa Lí 8 Kết nối tri thức Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 8 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực

1.1. Năng lực đặc thù môn Địa lí.

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:

+ Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam.

+ Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Sử dụng bản đồ vị trí Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á để trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

+ Sử dụng các tranh ảnh liên quan đến tự nhiên Việt Nam để phát hiện kiến thức.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trả lời các câu hỏi vận dụng liên hệ giữa địa phương nơi em sinh sống và các địa phương khác.

1.2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ và tự học:

+ Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập tìm hiểu về vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên của Việt Nam.

+ Biết tìm kiếm các kiến thức về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam qua tranh ảnh, bản đồ, tài liệu.

+ Biết đánh giá được kết quả bản thân đạt được sau từng hoạt động trong bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: được hình thành thông qua các hoạt động làm việc theo nhóm, cặp đôi và quá trình tham gia tích cực vào giờ học trên lớp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được tình huống học tập và sáng tạo trong cách giải quyết, thể hiện sản phẩm nhóm.

2. Về phẩm chất

Bài học góp phần hình thành cho học sinh các phẩm chất như:

+ Chăm chỉ thông qua việc tích cực tham gia các hoạt động học tập.

+ Biết được phạm vi lãnh thổ toàn vẹn để có ý thức trách nhiệm bảo vệ đất nước.

+ Giáo dục tình yêu nước, yêu quê hương và cảnh đẹp thiên nhiên Việt Nam.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Máy chiếu, máy tính, bút chỉ…

- Phiếu học tập.

- Bản đồ vị trí Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á

- Tranh ảnh về các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây.

- Tranh ảnh về thiên nhiên Việt Nam.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động mở đầu/ khởi động

a. Mục tiêu: Xác định được vấn đề cần giải quyết liên quan đến bài học và tạo hứng thú cho HS.

b. Nội dung: HS tham gia trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” đoán tên 4 tỉnh: Hà Giang, Cà Mau, Khánh Hòa, Điện Biên.

c. Sản phẩm: Các ý kiến của HS.

d. Tổ chức thực hiện.

- Bước 1: GV giới thiệu luật chơi:

Giáo án Địa Lí 8 Kết nối tri thức Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam

+ Trong thời gian 30 giây HS quan sát hình ảnh đoán tên tỉnh.

+ HS đoán đúng được thưởng ngôi sao.

+ GV lần lượt mở ra các hình ảnh.

- Bước 2: HS quan sát, liên tưởng và đưa ra đáp án.

- Bước 3: GV gọi một số HS đưa ra đáp án và gợi dẫn vào bài học sau khi ra 4 đáp án: Theo em, 4 tỉnh thành này có gì đặc biệt liên quan đến nội dung bài học ngày hôm nay?

- Bước 4: GV dẫn dắt vào bài học: Bốn tỉnh thành trên là 4 tỉnh có điểm cực giới hạn xa nhất về các phía của lãnh thổ Việt Nam. Và với 4 điểm cực đó sẽ tạo ra đặc điểm vị trí, phạm vi lãnh thổ và quy đinh đặc điểm tự nhiên nước ta như thế nào, cô trò sẽ tìm hiểu trong bài học.

Giáo án Địa Lí 8 Kết nối tri thức Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.

Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm vị trí địa lí

a. Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam

b. Nội dung: HS quan sát bản đồ vị trí Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và thực hiện nhiệm vụ theo phiếu học tập.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 8 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 8 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học