Giáo án Đạo đức lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 6: Em bảo vệ cải đúng, cái tốt

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Đạo đức lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Phẩm chất, năng lực

Yêu cầu cần đạt

Mã hoá

1. Phẩm chất chủ yếu

Trách nhiệm

Tự giác, chủ động trong việc bảo vệ cái đúng, cái tốt.

TN 6.1

Trung thực 

Biết bảo vệ cái đúng, cái tốt.

TT 6.2

2. Năng lực chung

Giải quyết vấn đề và
sáng tạo

Xử lí được các tình huống trong việc bảo vệ cái đúng, cái tốt.

GQVDST 6.3

 

Giao tiếp và hợp tác

Tích cực thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.

GTHT 6.4

3. Năng lực môn học (đặc thù)

Năng lực điều chỉnh hành vi

– Nhận biết được cái đúng, cái tốt cần bảo vệ.

– Biết vì sao phải bảo vệ cái đúng, cái tốt.

– Biết một số cách đơn giản để bảo vệ cái đúng, cái tốt.

– Mạnh dạn bảo vệ cái đúng, cái tốt.

ĐCHV 6.5

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Học liệu

– Tài liệu: SGK, SGV, VBT (nếu có).

– Giấy A4 (giấy ghi chú hoặc giấy nháp).

– Bút viết, bảng con và phấn/bút lông viết bảng.

– Các tình huống mô tả biểu hiện của cái đúng, cái tốt.

– Bộ thẻ cảm xúc

2. Học liệu số, phần mềm, thiết bị công nghệ

– Bài giảng điện tử, máy tính, máy chiếu.

– Hình bông hoa, hình ảnh về những cái đúng cái tốt và cái xấu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. Tiến trình

Hoạt động học

(105 phút)

Mục tiêu

Nội dung dạy học
trọng tâm

Phương pháp/
Kĩ thuật/
Hình thức
dạy học

Phương án 
đánh giá

Hoạt động Khởi động
(7 phút)

Tạo hứng thú học tập cho HS.

Bài hát Nói lời hay, làm việc tốt.

 

Đàm thoại  

Đánh giá thông qua quan sát thái độ khởi động.

Hoạt động Kiến tạo tri thức mới
(30 phút)

TN 6.1,

TT 6.2,

GTHT 6.4,

ĐCHV 6.5

– Nhận biết được cái đúng, cái tốt cần bảo vệ. 

– Ý nghĩa của việc bảo vệ cái đúng, cái tốt.

– Dạy học hợp tác

– Trực quan

– Đàm thoại

– Kĩ thuật Tia chớp

– Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập. 

– Đánh giá thông qua quan sát thái độ, hành vi.

Hoạt động Luyện tập
(30 phút)

TN 6.1,

TT 6.2,

GQVĐST 6.3,

GTHT 6.4,

ĐCHV 6.5

 

– Nêu được lí do vì sao phải bảo vệ cái đúng, cái tốt.

– Mạnh dạn bảo vệ cái đúng, cái tốt.

 

– Dạy học hợp tác

– Dạy học giải quyết vấn đề

– Đàm thoại

 

– Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập. 

– Đánh giá thông qua quan sát thái độ, hành vi.

Hoạt động
Vận dụng

(30 phút)

TN 6.1,

TT 6.2,

GQVĐST 6.3,

GTHT 6.4,

ĐCHV 6.5

 

Vận dụng để biết biểu hiện và cách để bảo vệ cái đúng, cái tốt.

– Dạy học hợp tác

– Dạy học cá nhân

– Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập.

– Đánh giá thông qua quan sát thái độ, hành vi.

Hoạt động Tổng kết
(8 phút)

Theo yêu cầu cần đạt

Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt.

Dạy học cá nhân

Đánh giá qua quan sát thái độ, hành vi.

B. Các hoạt động học

Hoạt động dạy

Hoạt động học

Hoạt động Khởi động (7phút): Nghe và hát bài hát Nói lời hay, làm việc tốt (Sáng tác: Mai Trâm) và trả lời câu hỏi

Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu, kích hoạt kinh nghiệm và kết nối vào bài học Em bảo vệ cái đúng, cái tốt.

Nội dung: Nghe/hát bài hát Nói lời hay, làm việc tốt và trả lời câu hỏi.

Sản phẩm: Câu trả lời của HS, thái độ tích cực của HS.

Tổ chức thực hiện:

1. GV tổ chức cho HS nghe và hát bài hát kết hợp với vỗ tay. Trước khi HS nghe, GV đặt câu hỏi định hướng.

2. Sau khi HS nghe/hát bài hát, GV đặt câu hỏi cho cả lớp: Trong bài hát có những việc tốt nào mà HS cần thực hiện?

3. GV mời 3 – 5 HS chia sẻ và đặt câu hỏi sâu hơn: Em đã thực hiện được những việc tốt nào? để khai thác kiến thức và kinh nghiệm của HS.

4. Sau khi HS chia sẻ xong, GV ghi nhận thông tin và tổng kết lại hoạt động để kết nối vào bài học.

Gợi ý: Bảo vệ cái đúng cái tốt là trách nhiệm của mỗi cá nhân chúng ta. Bởi lẽ những cái xấu luôn ở xung quanh, nếu không có sự nỗ lực bảo vệ cái đúng, cái tốt thì cái xấu sẽ ảnh hưởng đến bản thân và sự phát triển của xã hội. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cái đúng, cái tốt và việc bảo vệ cái đúng, cái tốt.

1. HS lắng nghe yêu cầu của GV và thực hiện.

2. HS suy nghĩ câu trả lời.

 

 

 

 

3. HS chia sẻ và trả lời câu hỏi của GV.

 

 

 

4. HS lắng nghe nội dung nhận xét và tổng kết hoạt động của GV.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Đạo đức lớp 5 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Đạo đức lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học