Giáo án Đạo đức lớp 5 Kết nối tri thức Bài 2: Tôn trọng sự khác biệt của người khác
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Đạo đức lớp 5 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Kể được một số biểu hiện tôn trọng sự khác biệt (về đặc điểm cá nhân; giới tính, hoàn cảnh, dân tộc,...) của người khác.
- Biết vì sao phải tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người.
- Thể hiện được bằng lời nói, hành động, thái độ tôn trọng sự khác biệt của người khác.
- Không đồng tình với những hành vi phân biệt đối xử vì sự khác biệt về đặc điểm cá nhân, giới tỉnh, hoàn cảnh, dân tộc,...
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Có lời nói, hành động, thái độ tôn trọng sự khác biệt của người khác.
3. Phẩm chất
- Nhân ái: Thể hiện qua sự thấu hiểu, chia sẻ và cảm thông với những điều khác biệt của người khác về sở thích, ngoại hình, giới tỉnh, hoàn cảnh, dân tộc,...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Vở Bài tập Đạo đức 5.
- Thẻ bày tỏ thái độ, phiếu học tập, sticker, máy chiếu, máy tính (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS Đạo đức 5.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV giới thiệu trò chơi "Bạn ấy là ai?" và phổ biến luật chơi. - GV mời một vài bạn HS đứng trước lớp mô tả ngoại hình, tính cách, sở thích, của một bạn bất kì trong lớp. - GV mời các bạn khác trong lớp đoán xem bạn được miêu tả là bạn nào. - GV mời các HS thực hiện miêu tả đưa ra đáp án chính xác sau mỗi lượt chơi. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trò chơi mang lại ý nghĩa gì cho chúng ta? - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Trò chơi nói lên rằng mỗi người đều có những sự khác biệt và sự khác biệt đó đều phải được tôn trọng để mang lại bầu không khí vui tươi, không kì thị, phân biệt. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Nét riêng của mỗi bạn về ngoại hình, tính cách, sở thích,... cũng chính là điểm khác biệt của bạn so với những người khác. Ngoài đặc điểm cá nhân, ngoại hình, mỗi người xung quanh chúng ta còn khác biệt nhau về hoàn cảnh, dân tộc,... Và những sự khác biệt ấy đều đáng quý, chúng ta cần tôn trọng những sự khác biệt đó. Vậy vì sao cần phải tôn trọng những sự khác biệt đó? Cần có lời nói, thái độ, hành động như thế nào để thế thể hiện tôn trọng sự khác biệt? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay “Bài 2 - Tôn trọng sự khác biệt của người khác”. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu một số biểu hiện tôn trọng sự khác biệt. a. Mục tiêu: HS nêu được một số biểu hiện tôn trọng sự khác biệt của người khác. b. Cách tiến hành - GV cho HS quan sát tranh SGK tr.13-14. - GV hướng dẫn HS đọc trường hợp SGK tr 13-14, thực hiện thảo luận nhóm 4 HS để trả lời câu hỏi: Nêu biểu hiện tôn trọng sự khác biệt của người khác trong mỗi trường hợp. - GV mời đại diện một số nhóm lên bảng, vừa chỉ tranh vừa trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Mỗi trường hợp nói về sự khác biệt ở các khía cạnh khác nhau: · Tranh 1: về ngoại hình. · Tranh 2: về hoàn cảnh. · Tranh 3: về dân tộc. · Tranh 4: về giới tính. + Tôn trọng sự khác biệt của người khác được thể hiện: · Trường hợp a: Minh động viên khi bạn tự ti vì có ngoại hình mập mạp. · Trường hợp b: Nga vui vẻ chơi cùng bạn có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình (bị khuyết tật). · Trường hợp c: Hoa mong muốn làm quen và tìm hiểu về trang phục truyền thống của các bạn dân tộc thiểu số. · Trường hợp d: Khi bầu chọn Chi đội trường, Luân không phân biệt bạn nam hay bạn nữ. - GV yêu cầu HS: Kể thêm các biểu hiện tôn trọng sự khác biệt của người khác mà em biết. - GV mời 2 – 3 HS trả lời yêu cầu. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung đáp án (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và ghi nhận đáp án hợp lí: + Tôn trọng ý kiến phát biểu của bạn. + Tìm hiểu phong tục của các nước khác trên thế giới. + Chủ động làm quen bạn mới... |
- HS lắng nghe GV phổ biến. - HS mô tả bạn.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài mới.
- HS quan sát ảnh.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS lên bảng, chỉ tranh, trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Đạo đức lớp 5 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Đạo đức lớp 5 Kết nối tri thức chuẩn khác:
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 5 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 5
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5
- Giáo án Khoa học lớp 5
- Giáo án Đạo đức lớp 5
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Giáo án Tin học lớp 5
- Giáo án Công nghệ lớp 5
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5(có đáp án)
- Đề thi Toán lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 (có đáp án)
- Ôn hè Toán lớp 5 lên lớp 6
- Đề thi Tiếng Anh lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Tin học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ lớp 5 (có đáp án)