Giáo án Đạo đức lớp 4 Bài 5: Em yêu lao động - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Đạo đức lớp 4 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được một số biểu hiện của yêu lao động.

- Biết vì sao phải yêu lao động.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

- Năng lực điều chỉnh hành vi; tìm hiểu và tham gia hoạt động lao động.

- Góp phần hình thành năng lực phát triển bản thân, tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, biết thể hiện tình yêu lao động qua thái độ, lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV, SBT Đạo đức 4.

- Các video clip liên quan đến tình yêu lao động.

- Tranh, hình ảnh về tình yêu lao động.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

b. Đối với học sinh

- SHS.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm bài thơ Giọt mồ hôi (Tác giả: Thanh Tịnh) và trả lời câu hỏi: Hình ảnh giọt mồ hôi trong bài thơ trên thể hiện điều gì?

GIỌT MỒ HÔI

Mồ hôi mà đổ xuống đồng,

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.

Mồ hôi mà đổ xuống vườn,

Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm.

Mồ hôi mà đổ xuống đầm,

Cá lội phía dưới, rau nằm phía trên.

Mồ hôi xuống, cây mọc lên,

Ăn no đánh thắng, dân yên nước giàu.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét và chốt đáp án: Hình ảnh giọt mồ hôi trong bài thơ thể hiện sự mệt nhọc khi chúng ta thực hiện lao động nhưng đã đem lại sự sống cho muốn loài (cây cối, cá, rau).

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Lao động đem lại những lợi ích to lớn cho chúng ta. Nhờ có lao động, con người được đáp ứng về vật chất và tinh thần. Bài 5: Emyêu lao động sẽ giúp các em hiểu được những lợi ích của lao động và có những hành động cụ thể.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số biểu hiện của yêu lao động.

b.Cách thực thực hiện

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và thực hiện yêu cầu:

+ Bạn nào trong tranh biết yêu lao động?

+ Kể thêm các biểu hiện của yêu lao động mà em biết.

Giáo án Đạo đức lớp 4 Bài 5: Em yêu lao động | Cánh diều

- GV mời 3 – 5 HS chia sẻ câu trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra câu trả lời phù hợp.

+ Các biểu hiện của yêu lao động được thể hiện trong các tranh 2 và 3.

· Tranh 2: Bạn nam trong tranh thể hiện sự yêu thích đối với công việc sửa xe của bố, không sợ bẩn tay khi cầm các đồ dùng của bố.

· Tranh 3: Bạn nam trong tranh cố gắng hoàn thành xong công việc cho gà ăn rồi mới vào ăn cơm.

+ Các biểu hiện khác của yêu lao động:

· Làm tốt nhiệm vụ của mình.

· Tự giác làm việc không đợi ai nhắc nhở.

· Làm việc không bỏ dở nửa chừng, không làm để đối phó.

·

Hoạt động 2. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết vì sao phải yêu lao động

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc câu chuyện Túi lúa mì và trả lời câu hỏi:

+ Các nhân vật trong câu chuyện trên thể hiện việc yêu lao động như thế nào?

+ Việc làm đó đã mang lại kết quả gì?

+ Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện trên?

 

 

 

 



- HS quan sát và đọc bài thơ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


- HS trả lời.


- HS lắng nghe, tiếp thu.

 


- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài mới.

 

 

 

 

 

 


- HS quan sát tranh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


- HS trả lời câu hỏi.


- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



- HS đọc câu chuyện.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Đạo đức lớp 4 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Đạo đức lớp 4 Cánh diều chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học