Giáo án Đạo đức lớp 4 Kết nối tri thức Bài 5: Bảo vệ của công
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Đạo đức lớp 4 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được một số biểu hiện của bảo vệ của công.
- Biết vì sao phải bảo vệ của công.
- Có những việc làm cụ thể để bảo vệ của công.
- Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ của công.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
* Năng lực riêng:Năng lực điều chỉnh hành vi, có thái độ, lời nói, việc làm bảo vệ của công ở trường, ở nơi công cộng,…
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm trong việc bảo vệ của công.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Đạo đức 4.
- Bộ tranh về Bảo vệ của công theo Thông tư 37/2021-TT/BGDDT.
Máy tính, máy chiếu, bài giảng PowerPoint (nếu có).
b. Đối với học sinh
- SHS.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Những tài sản nào trong các bức tranh được gọi là của công? + Hãy kể tên các tài sản là của công mà em biết?
- GV mời 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (Nếu có). - GV nhận xét, kết luận: + Các tài sản được coi là của công: Hình 2: Trường học. Hình 4: Dụng cụ thể thao ngoài trời. Hình 6: Bàn ghế trong lớp học. Hình 7: Sân bóng. Hình 8: Sân và cột bóng rổ. + Các tài sản là của công khác: Nhà văn hóa thôn/xã, thang máy của khu chung cư, ghế đá công viên,... Các tài sản phục vụ nhu cầu của nhiều người, được gọi là của công. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Tài sản công cộng là tài sản phục vụ cho chính chúng ta. Vì vậy bài học “Bảo vệ của công” sẽ giúp các em hiểu được sự quan trọng của công và biết xây dựng cho mình ý thức bảo vệ tài sản và môi trường công cộng như bảo vệ tài sản và môi trường sống của chính mình. Trước là ở nơi các em đang sống sau là những nơi mình đi qua. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu một số biểu hiện của bảo vệ của công a. Mục tiêu: HS nêu được một số biểu hiện bảo vệ của công. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc nội dung các trường hợp và kết hợp quan sát tranh minh họa. - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 và trả lời câu hỏi: + Hãy nêu các biểu hiện bảo vệ của công. + Kể thêm những biểu hiện của bảo vệ của công mà em biết. - Các nhóm thảo luận dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. - GV mời 2 – 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (Nếu có). - GV nhận xét và kết luận: Hoạt động 2: Khám phá vì sao phải bảo vệ của công a. Mục tiêu: HS giải thích được vì sao cần bảo vệ của công. b. Cách tiến hành - GV kể truyện “Ghế đá kêu đau”.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi: + Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn học sinh đối với bộ bàn ghế đá? Việc làm đó gây ra hậu quả gì? + Theo em vì sao phải bảo vệ của công? - GV mời 2 – 3 nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ dung, nhận xét (Nếu có). - GV nhận xét, kết luận: + Dùng vật nhọn để khắc lên bộ bàn ghế đá những hình thù kì quái, thậm chí dùng bút xóa để viết, vẽ những từ ngữ không đẹp là những việc làm rất đáng bị lên án. Những việc làm đó làm cho những chiếc bàn ghế bị sứt mẻ và trở nên xấu xí. + Cần bảo vệ của công vì điều đó thể hiện ý thức trách nhiệm và nếp sống văn minh của mỗi người. Bảo vệ của công giúp cho các tài sản chung luôn được bền, đẹp và được sử dụng một cách dài lâu. |
- HS quan sát tranh.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu để vào bài mới.
- HS đọc SGK.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Đạo đức lớp 4 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Đạo đức lớp 4 Kết nối tri thức chuẩn khác:
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 4 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 4
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4
- Giáo án Khoa học lớp 4
- Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4
- Giáo án Đạo đức lớp 4
- Giáo án Công nghệ lớp 4
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4
- Giáo án Tin học lớp 4
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
- Bài tập Tiếng Việt lớp 4 (hàng ngày)
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Toán lớp 4 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 (có đáp án)
- 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (nâng cao)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Tiếng Anh lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Đạo Đức lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học lớp 4 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 4
- Đề thi Công nghệ lớp 4