Giáo án Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo Bài 4: Vật liệu cơ khí

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải:

1. Kiến thức

- Nhận biết được một số vật liệu cơ khí.

2. Năng lực

2.1. Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ: Nhận biết được một số vật liệu cơ khí.

- Giao tiếp công nghệ: Biết sử dụng một số thuật ngữ trong sử dụng vật liệu cơ khí.

2.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến vật liệu cơ khí, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra có liên quan đến vật liệu cơ khí.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức và kỹ năng vật liệu cơ khí đã học vào thực tiễn cuộc sống.

- Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động. Có ý thức về an toàn lao động và bảo vệ môi trường khi sử dụng vật liệu cơ khí.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giấy A4, phiếu học tập, ảnh, power point.

- Một số vật liệu cơ khí.

2. Chuẩn bị của HS

- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm

- Học bài cũ. Đọc trước bài mới.

- Một số vật liệu cơ khí.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (8’)

a. Mục tiêu: Khơi gợi nhu cầu tìm hiểu về vật liệu cơ khí

b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi

Vì sao nhà sản xuất sử dụng những vật liệu khác nhau cho những các chi tiết khác nhau của chiếc xe đạp địa hình như ở Hình 4.1?

Giáo án Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo Bài 4: Vật liệu cơ khí (ảnh 1)

c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm.

- Vì mỗi loại vật liệu có tính chất khác nhau, có mỗi loại lại phù hợp với yêu cầu của một chi tiết nên cần sử dụng các loại vật liệu khác nhau để tạo ra chiếc xe đạp.

d. Tổ chức hoạt động

Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên trong thời gian 1 phút.

- HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.

Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định

- GV nhận xét trình bày của HS.

- GV chốt lại kiến thức.

- GV vào bài mới: Vật liệu cơ khí gồm có những loại nào, thành phần của từng loại? Để tìm hiểu nội dung trên thì chúng ta vào bài hôm nay.

- HS định hình nhiệm vụ học tập.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu kim loại đen

a. Mục tiêu: Nhận biết được một số kim loại đen

b. Nội dung: Kim loại đen

c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm của HS.

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Chuyển giao nhiệm vụ

GV đưa ra câu hỏi

1.Các sản phẩm được chế tạo từ kim loại đen trong Hình 4.2 có đặc điểm như thế nào?

Giáo án Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo Bài 4: Vật liệu cơ khí (ảnh 2)

2. Nên chọn loại vật liệu nào để chế tạo những chi tiết chịu lực tốt như khung xe máy?

- GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên trong thời gian 2 phút.

- HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.

Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

1.Các sản phẩm được chế tạo từ kim loại đen cứng, chắc có sắt trong thành phần nên các sản phẩm này có từ tính và dễ bị gỉ sét.

2. Nên chọn kim loại đen để chế tạo những chi tiết chịu lực tốt như khung xe máy.

- GV: Thế nào là kim loại đen? Dựa vào tỉ lệ tỉ lệ carbon và các nguyên tố tham gia, chia kim loại đen thành mấy loại? Kim loại đen có tính chất gì? Kim loại đen được ứng dụng như thế nào

- 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định

- GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức.

- HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin bổ sung(SGK-T30)

- 1-2 HS đọc, HS khác nghe và ghi nhớ.

1.Vật liệu kim loại

1.1.Kim loại đen

- Kim loại đen có thành phần chủ yếu là sắt, carbon cùng một số nguyên tố khác.

- Dựa vào tỉ lệ carbon và các nguyên tố tham gia, chia kim loại đen thành 2 loại chính là gang và thép

+ Thép có tỉ lệ carbon ≤2,14%

+ Gang có tỉ lệ carbon ≥2,14%

-Kim loại đen có độ cứng, chắc, có từ tính và dễ bị gỉ sét.

- Kim loại đen được sử dụng trong xây dựng, chế tạo các chi tiết máy và dụng cụ gia đình

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu kim loại màu

a. Mục tiêu: Nhận biết được một số kim loại màu

b. Nội dung: Kim loại màu

c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm của HS.

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đưa ra câu hỏi

1.Theo em, nhà sản xuất dựa vào đặc tính nào của kim loại màu để sản xuất các sản phẩm trong Hình 4.3?

Giáo án Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo Bài 4: Vật liệu cơ khí (ảnh 3)

2. Nêu tên một số sản phẩm thông dụng trong đời sống được làm bằng kim loại màu.

- GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên trong thời gian 2 phút.

- HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.

Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

1. Vật liệu kim loại

1.2. Kim loại màu

- Kim loại màu là hợp kim của các kim loại khác không sửa sắt như nhôm, đồng, bạc, thiếc, kẽm….

- Kim loại màu có tính chống ăn mòn cao, dễ gia công, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, ít bị gỉ sét.

- Hợp kim của kim loại màu để sản xuất nhiều sản phẩm trong đời sống như lõi dây dẫn điện, các bộ phận của xe ô tô, xe máy, nồi, chảo…

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Công nghệ lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học