Vở bài tập Vật Lí 6 Bài 25 trang 88

1. Bài tập trong SBT

Bài 24-25.2 trang 88 VBT Vật Lí 6: Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng?

A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc.

B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc.

C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc.

D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.

Lời giải:

Chọn D.

Nhiệt độ nóng chảy, và đông đặc của nước là giống nhau, cùng ở 0 độ C, chỉ khác nhau ở chiều thay đổi trạng thái từ rắn sang lỏng hay từ lỏng sang rắn. Nước đá sẽ chuyển từ thể rắn sang thể lỏng ở 0 độ C, và nước cũng sẽ chuyển từ thể lỏng sang thể rắn (nước đá) ở 0 độ C.

Bài 24-25.3 trang 88 VBT Vật Lí 6: Người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ không khí vì:

Lời giải:

+ Nước dãn nở vì nhiệt một cách rất đặc biệt. Khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC thì nước co lại chứ không nở ra. Chỉ khi nhiệt độ tăng từ 4oC trở lên nước mới nở ra. Chính sự dãn nở không đều đó nên người ta không chế tạo nhiệt kế nước.

+ Nhiệt độ đông đặc của rượu rất thấp và nhiệt độ của khí quyến thường không xuống thấp hơn nhiệt độ này.

Bài 24-25.6 trang 88 VBT Vật Lí 6:

Lời giải:

1. Chất rắn bắt đầu nóng chảy ở nhiệt độ 80oC.

2. Chất rắn này là băng phiếncó nhiệt độ nóng chảy là 80oC.

3. Để đưa chất rắn từ 60oC tới nhiệt độ nóng chảy cần thời gian ≈ 4 phút.

4. Thời gian nóng chảy của chất rắn là 2 phút.

5. Sự đông đặc bắt đầu vào phút thứ 13.

6. Thời gian đông đặc kéo dài 5 phút.

Các bài giải bài tập vở bài tập Vật Lí 6 (VBT Vật Lí 6) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:

bai-25-su-nong-chay-va-su-dong-dac-tiep-theo.jsp

Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học