Viết bằng nhau hoặc không bằng nhau thích hợp vào chỗ chấm trang 24 vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2



Viết bằng nhau hoặc không bằng nhau thích hợp vào chỗ chấm trang 24 vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2

Bài 3 trang 24 Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2: Viết “bằng nhau” hoặc “không bằng nhau” thích hợp vào chỗ chấm :

Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 23, 24 Bài 105: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật

a. Diện tích xung quanh của hai hình hộp chữ nhật ………………….....

b. Diện tích toàn phần của hai hình hộp chữ nhật …………………

Phương pháp giải:

- Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của mỗi hình rồi so sánh kết quả với nhau.

- Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

- Muốn tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích hai đáy.

Lời giải:

Hình a)

Chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật là :

(1,5 + 0,8) × 2 = 4,6 (m)

Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là :

4,6 × 1 = 4,6 (m2)

Diện tích mặt đáy của hình hộp chữ nhật là :

1,5 × 0,8 = 1,2 (m2)

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là :

4,6 + 1,2 × 2 = 7 (m2)

Hình b)

Chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật là :

(0,8 + 1) × 2 = 3,6 (m)

Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là :

3,6 × 1,5 = 5,4 (m2)

Diện tích mặt đáy của hình hộp chữ nhật là :

0,8 × 1 = 0,8 (m2)

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là :

5,4 + 2 × 0,8 = 7 (m2)

Vậy ta có kết quả như sau : 

a) Diện tích xung quanh của hai hình hộp chữ nhật không bằng nhau.

b) Diện tích toàn phần của hai hình hộp chữ nhật bằng nhau.

Xem thêm các bài giải vở bài tập Toán lớp 5 hay, chi tiết khác:

Xem thêm các bài Để học tốt Toán lớp 5 hay khác:


bai-105-dien-tich-xung-quanh-va-dien-tich-toan-phan-cua-hinh-hop-chu-nhat.jsp