Giải VBT Ngữ Văn 8 Thiên đô chiếu



Câu 1 (Câu 1 tr.51 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

- Lí Công Uẩn viện dẫn việc dời đô của hai triều đại Thương, Chu ở Trung Quốc là để: làm tiêu chuẩn so sánh việc mình sắp làm là đúng đắn, phù hợp, tiến bộ

- Tuy nhiên cần thấy rằng: việc dời đô đều không phải “tự tiện chuyển dời” “theo ý riêng” của các bậc vua chúa mà do nhu cầu vượt tình thế hiểm nghèo để tìm địa bàn phát triển

- Điều đó thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Lí Thái tổ

Câu 2:

Trả lời:

a. Chủ yếu cần xem đây là một cách để khẳng định mạnh mẽ dời đô là một việc hệ trọng, cần thiết. Để thuyết phục thì cần chỉ ra chỗ hạn chế của những người tiềm nhiệm chưa làm được.

b. Hai triều Đinh, Lê chưa tiến hành dời đô được chủ yếu vì là: thế và lực chưa đủ mạnh, còn phải dựa vào địa thế núi rừng hiểm trở.

Câu 3 (Câu 3 tr.51 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

Địa thế thành đại la có những thuận lợi sau:

- Từng là kinh đô cũ của Cao Vương.

- Thuận lợi địa hình: rộng rãi, bằng phẳng, cao ráo, thoáng đãng, không bị lụt, muôn vật phong phú.

- Thuận lợi chính trị, văn hóa: chốn hội tụ bốn phương trời, mảnh đất muôn vật tốt tươi.

- Thuận lợi phong thủy: trung tâm trời đất, thế rồng cuộn hổ ngồi.

Câu 4:

Trả lời:

a. Những yếu tố biểu cảm có thể tìm thấy trong bài chiếu: Các từ ngữ biểu cảm được tác giả sử dụng (trẫm đau xót, trẫm muốn,..), các câu hỏi tu từ (Các khanh nghĩ sao?),...

b. Tác dụng của các yếu tố biểu cảm: Tạo sự gần gũi, đồng cảm trong cách thuyết phục.

c. Ý nghĩa của sự xuất hiện các yếu tố biểu cảm: Thuyết phục quần thần cả về mặt lí lẽ và tình cảm.

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 8 (VBT Ngữ Văn 8) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học