Giải VBT Ngữ Văn 6 Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng



Câu 1 (trang 164 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 82 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy kể ra những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm, Từ đó:

a, Trả lời các câu hỏi sau:

   - Vị thái y lệnh là người thế nào?

   - Trong những hành động của ông, điều gì làm em cảm phục nhất và suy nghĩ nhiều nhất?

b, Phân tích, bình luận lời đối thoại của vị Thái y với quan Trung sứ: "Ngài đáp: Tôi có mắc tội...tôi xin chịu tội"

Trả lời:

   Vị Thái y lệnh cứu người trên nguyên tắc y học, bệnh nặng, bệnh nguy kịch phải cứu trước, bệnh nhẹ để sau. Trước lời đe dọa của Trung sứ, Thái y không run sợ, lấy tính mạng ra để gìn giữ y đức, nguyên tắc cứu người của mình. Thái y lệnh là một người thầy thuốc hết sức nhân từ, thương người nghèo, dùng tiền của của mình để cứu chữa cho những người nghèo mà không đòi hỏi được đền ơn hay trả công.

Câu 2 (trang 165 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 83 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Trước cách xử lý của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương diễn biến như thế nào? Qua đó nhân cách của Trần Anh Vương được thể hiện ra sao?

Trả lời:

Thái độ của Trần Anh Vương:

   - Lúc đầu: quở trách vị thái y

   - Lúc sau: khen ngợi vị lương y, tỏ rõ sự hài lòng, mừng rỡ của mình vì đất nước có được người thầy thuốc giỏi.

   - Nhận xét về nhân cách của Trần Anh Vương: là vị vua anh minh, công bằng, biết lo lắng cho dân cho nước, trọng người đức hạnh, tài giỏi.

Câu 3 (trang 165 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 83 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Qua câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau bài học gì?

Trả lời:

Bài học rút ra:

   - Thầy thuốc phải thương yêu bệnh nhân

   - Thầy thuốc phải hết lòng vì bệnh nhân

   - Thầy thuốc phải giữ đúng nguyên tắc cứu người

   - Thầy thuốc chữa bệnh không phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội

   - Thầy thuốc không chịu khuất phục trước quyền uy

Câu 4 (trang 165 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 83 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy so sánh nội dung y đức được thể hiện ở văn bản Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng với văn bản kể về Tuệ Tĩnh.

Trả lời:

   - Những điểm giống nhau: Hai vị thầy thuốc đều là những người hết lòng vì người bệnh, chữa bệnh không phân biệt giàu nghèo, địa vị mà theo nguyên tắc, theo y đức.

   - Những điểm bổ sung cho nhau:

      + Thái y lệnh bổ sung cho Tuệ Tĩnh: Người thầy thuốc phải giữ đúng nguyên tắc chữa bệnh cứu người của mình kể cả khi bị đe dọa đến tính mạng.

      + Tuệ Tĩnh bổ sung cho Thái y lệnh: chữa bệnh cho người mà không cần đến đền ơn hay trả công.

Câu 5. Có người cho rằng: Có người cho rằng: Thái y lệnh có thể bị giết hoặc bị bắt giam khi từ chối quan Trung sứ. Nếu điều này diễn ra thì Thái y lệnh sẽ không còn cơ hội để cứu giúp dân nghèo; còn nếu ông hi sinh một trường hợp cứu người đàn bà như trong truyện để vào vương phủ chữa bệnh thì ông được sống để tiếp tục cứu nhiều người nghèo bị bệnh khác.

Em hãy tranh luận với ý kiến trên.

Trả lời:

   - Nếu Thái y lệnh làm như thế thì suốt đời sẽ phải hối hận vì đã bỏ mặc một sinh mạng đang nguy kịch.

   - Hơn nữa, Thái Anh Vương là vị vua anh minh, sáng suốt, sẽ khắc có cách xử trí, Thái y lệnh ắt hẳn phải tin tưởng vị vua mà mình đang trung thành.

Câu 6 (trang 165 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 84 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải như thế nào? Hãy so sánh nội dung đó với nội dung trong lời thề của Hi-pô-cờ-rát được trích ở phần Đọc thêm.

Trả lời:

   - Lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương là: người không chỉ giỏi về nghề nghiệp mà con có lòng nhân đức, thương xót người bệnh.

   - So sánh:

      + Giống nhau: Đều chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.

      + Khác nhau: Lời thề của Hi-pô-cờ-rát vẫn đề cập đến chuyện thù lao, chỉ là ở mức không quá đáng, còn Thái y lệnh hoàn toàn không đề cập đến chuyện thù lao.

Câu 7 (trang 165 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 84 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Nhan đề văn bản này nguyên văn chữ Hán là Y thiện dụng tâm. Có sách dịch nhan đề trên là Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng, ở đây dịch: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Vậy có gì khác nhau? Em tán thành cách nào? Vì sao?

Trả lời:

      - Cụm từ cốt nhất đóng vai trò quan trọng trong nhan đề

      - Phải giữ lại cụm từ này vì nếu bỏ đi thì cả câu nói sẽ bị hiểu nhầm thành thầy thuốc chỉ cần tấm lòng là đủ, nhưng thầy thuốc phải cần có cả chuyên môn, khả năng cứu chữa.

Câu 8. Hãy đọc đoạn thơ của Nguyễn Đình Chiểu trong phần Đọc thêm và cho biết đoạn thơ này bổ sung điều gì về y đức cho bài thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng?

Trả lời:

      Ý nghĩa bổ sung về y đức của đoạn thơ: xem nỗi đau của người bệnh cũng như là nỗi đau của chính mình.

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 6 (VBT Ngữ Văn 6) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:




Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học