Giải VBT Ngữ Văn 6 Sơn Tinh, Thủy Tinh



Câu 1: Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có nói đến việc vua Hùng thách cưới. Hãy tìm xem có điều gì đặc biệt trong việc thách cưới? Điều đó có ý nghĩa gì?

Trả lời:

   - Điều đặc biệt trong việc thách cưới: Sính lễ gồm voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

   - Ý nghĩa: thể hiện được sự trang trọng, chu đáo trong việc kén rể cho công chúa, đồng thời những sính lễ ấy là biểu tượng cho sự sung túc, trù phú của cuộc sống thời Vua Hùng.

Câu 2 (trang 34 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 18 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, nhân vật chính là ai? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó?

Trả lời:

a, Nhân vật chính:

   - Sơn Tinh

   - Thủy Tinh

b,

Tên nhân vật chính Các chi tiết nghệ thuật tưởng tượng kì ảo Ý nghĩa tượng trưng của nhân vật chính
Sơn Tinh

- vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi

- vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi

- dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi

Sơn Tinh là tượng trưng cho việc đắp đê ngăn lũ của nhân dân ta.
Thủy Tinh

- gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về

- hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn.

Thủy Tinh là tượng trưng cho hiện tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra trong đời sống của nhân dân.

Câu 3 (trang 34 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 18 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.

Trả lời:

Ý nghĩa của truyện:

   - Khẳng định sức mạnh của cộng đồng dân cư thời Hùng Vương trong việc đắp đê chống nước lũ.

   - Khẳng định truyền thống trị thủy sông Hồng của dân tộc ta.

   - Ca ngợi người anh hùng trị thủy.

   - Ước mơ chế ngự lũ lụt của người Việt cổ.

   - Giải thích nguyên nhân lũ lụt.

   - Ca ngợi vua Hùng biết kén rể tài.

Câu 4: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có liên quan đến sự thật nào trong lịch sử chống lũ lụt của cư dân đồng bằng Bắc Bộ xưa?

   - Sự thật lịch sự: nhân dân đồng bằng Bắc Bộ xưa trong quá trình lao động, sản xuất, xây dựng cuộc sống đã phải nhiều lần đối mặt với lũ lụt, vì thế họ đắp đê để ngăn lũ.

Câu 5 (Bài luyện tập 2 - trang SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Từ truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, em nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, đồng thời trông thêm hàng triệu héc-ta rừng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay?

Trả lời:

   Chủ trương của Nhà nước ta về việc xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm phá rừng đồng thời trồng rừng là vô cùng đúng đắn. Chống lũ lụt là điều cần thiết, thường xuyên và lâu dài của đất nước bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mỗi người dân. Muốn phòng chống lũ lụt thì phải củng cố đê điều, nghiêm cấm phá rừng và trồng cây gây rừng.

Câu 6 (Bài luyện tập 3 - trang SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy viết tên một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng mà em biết.

Trả lời:

   - Sự tích trầu cau

   - Hùng Vương chọn đất đóng đô

   - Vua Hùng dạy dân cấy lúa

   - Chử Đồng Tử

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 6 (VBT Ngữ Văn 6) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:




Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học