Giải VBT Ngữ Văn 6: So sánh (Tiếp theo)
Câu 1 (trang 35 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Tìm một số từ chuyên dùng trong so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng
Trả lời:
Từ so sánh ngang bằng | Từ so sánh không ngang bằng |
---|---|
như là như là như thể giống như |
hơn không bằng chưa bằng |
Câu 2 (trang 36 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 1, trang 43 SGK: Đọc kĩ các khổ thơ đã cho để tìm phép so sánh. Phân loại các so sánh đã tìm được thành: so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng (chú ý các từ so sánh được dùng). Chọn một hình ảnh so sánh để phân tích tác dụng gợi hình, gợi cảm.
Trả lời:
Khổ thơ | Phép so sánh | Kiểu so sánh |
---|---|---|
a | tâm hồn tôi là một buổi trưa hè | so sánh ngang bằng |
b | chưa bằng muốn nỗi tái tê lòng bầm chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi | so sánh không ngang bằng |
c | như nằm trong giấc mộng ấm hơn ngọn lửa hồng | so sánh ngang bằng so sánh không ngang bằng |
- Phân tích tác dụng gợi hình, gợi cảm của một phép so sánh:
Phép so sánh "Con đi trăm núi ngàn khe/ Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm" đã thể hiện được vẻ đẹp cao cả, đức hi sinh của tấm lòng người mẹ dành cho con. Những vất vả mà con phải trải qua không bằng những khó nhọc mà mẹ đã gánh chịu suốt cả cuộc đời vì con.
Câu 3 (trang 36 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 2, trang 43 SGK: Đọc kĩ bài Vượt thác (sgk tr37-39) để tìm câu văn có dùng phép so sánh. Ví dụ: Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Chọn một so sánh em thích nhất, phân tích giá trị gợi hình, gợi cảm của hình ảnh so sánh đó để trả lời cho các câu hỏi vì sao.
Trả lời:
- Những câu có sử dụng phép so sánh:
+ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc...giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
+ Dọc sườn núi, những cây to...nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
- Hình ảnh so sánh em thích nhất: Dọc sườn núi, những cây to...nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
Vì: hình ảnh so sánh này đã thổi hồn sống vào thiên nhiên, khiến thiên nhiên trở nên gần gũi, dịu dàng với con người, thiên nhiên trở thành người thân, trở thành những bậc đi trước dẫn lối cho con người trở về với quê hương.
Câu 4 (trang 37 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 3, trang 43 SGK: Đọc lại bài Vượt thác, chú ý hình ảnh Dượng Hương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ để viết đoạn văn từ 3-5 câu. Chú ý sử dụng các kiểu so sánh đã học.
Trả lời:
Hình ảnh dượng Hương Thư vượt thác chính là lời ca ngợi vẻ đẹp, sức mạnh của người lao động. Thác nước dữ dội cũng không bằng sức mạnh dẻo dai của dượng. Chính sức mạnh ấy đã giúp con người bình thường vốn nhỏ nhẹ, nhu mì bỗng chốc trở nên mạnh mẽ như một hiệp sĩ.
So sánh ngang bằng: trở nên mạnh mẽ như một hiệp sĩ.
So sánh không ngang bằng: Thác nước dữ dội cũng không bằng sức mạnh dẻo dai của dượng.
Câu 5 (trang 37-38 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Tìm và phân loại các so sánh trong các câu sau
Trả lời:
Phép so sánh | Kiểu so sánh | |
---|---|---|
a | Cờ như mắt mở thức thâu canh Như lửa đốt hoài trên chót đỉnh | So sánh ngang bằng So sánh ngang bằng |
b | Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn | So sánh không ngang bằng |
c | Rắn như thép, vững như đồng Cao như núi, dài như sông Chí ta lớn như biển Đông trước mặt | So sánh ngang bằng So sánh ngang bằng So sánh ngang bằng |
d | Đẹp như hoa hồng Cứng hơn sắt thép | So sánh ngang bằng So sánh không ngang bằng |
Câu 6 (trang 38 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Viết một đoạn văn ngắn về đề tài tự chọn có sử dụng cả so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.
Trả lời:
Đối với em, vườn hoa của mẹ vẫn là vườn hoa xinh đẹp nhất, nó đẹp lung linh hơn cả một bức tranh. Vườn hoa ấy chứa đựng tình cảm, sự nâng niu, chăm sóc của mẹ. Những bông hoa hồng đỏ tỏa sắc rực rỡ như những nàng tiên. Những bông hoa mười giờ đủ màu đứng cạnh nhau, chờ tới lúc cùng nhau nở rộ. Mỗi loài cây, loài hoa đều mang một vẻ đẹp riêng, một ý nghĩa riêng tô điểm cho khu vườn nhỏ.
- So sánh không ngang bằng: nó đẹp lung linh hơn cả một bức tranh.
- So sánh ngang bằng: Những bông hoa hồng đỏ tỏa sắc rực rỡ như những nàng tiên.
Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 6 (VBT Ngữ Văn 6) khác:
- Phương pháp tả cảnh
- Viết bài tập làm văn số 5: Văn tả cảnh
- Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê)
- Nhân hóa
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:
- Soạn Văn 6
- Soạn Văn 6 (bản ngắn nhất)
- Soạn Văn 6 (siêu ngắn)
- Soạn Văn lớp 6 (cực ngắn)
- Văn mẫu lớp 6
- Tác giả - Tác phẩm Văn 6
- Lý thuyết, Bài tập Tiếng Việt - Tập làm văn 6
- 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 6
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều