Giải VBT Ngữ Văn 6: Hoạt động ngữ văn - Thi làm thơ năm chữ



Câu 1 (trang 92 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 1, mục II, trang 105 SGK: Nhắc lại đặc điểm của thể thơ năm chữ đã chuẩn bị ở nhà.

Trả lời:

- Số chữ trong mỗi dòng thơ: năm chữ

- Vần giữa các dòng thơ: vần chân, vần cách

- Nhịp trong mỗi dòng thơ: nhịp 2/3, 3/2

- Số dòng trong mỗi bài thơ: không hạn định

Câu 2 (trang 92-93 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Xác định vần và nhịp trong các đoạn thơ. Qua hai đoạn thơ trên, em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp và tổ chức vần trong thơ năm chữ.

Trả lời:

Nhịp của thơ 5 chữ thường là: nhịp 2/3 hoặc nhịp 3/2

Vần trong bài thơ 5 chữ: thương là vần chân, vần cách

Câu 3 (trang 93 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Điền từ có mang vần vào những chỗ trống để hoàn thành những đoạn thơ sau:

Trả lời:

(1) Đừng ăn lúa đồng nhà

(2) Lúa của mẹ của ta

(3) Phải cấy cầy mới ra

(4) Phượng một đầu thắp lửa

Câu 4 (trang 94 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Thử chuyển đoạn thơ sáu chữ sau đây thành một đoạn thơ năm chữ

Trả lời:

Kết quả việc chuyển đổi thể thơ:

         Xuân lên đồi cỏ thơm

          Hạ nhìn trời mây khói

          Thu tím cầu, tím núi

          Đông ngày trắng mưa dầm

          Nhìn trời anh khẽ nói

          Mới thôi, đã một năm

          Rồi một ngày trắng tóc

          Những lòng vẫn không nguôi

          Thời gian sao xuẩn ngốc

          Sắp hết một đời người

Câu 5 (trang 95 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 2, mục II trang 105 SGK: Trao đổi theo nhóm về các bài thơ năm chữ làm ở nhà để xác định bài sẽ giới thiệu trước lớp của nhóm

Trả lời:

Hôm nay tôi tới trường

Nắng vương đầy trên lá

Nắng chảy dài trên vai

Thấy lòng sao lạ quá

Mùa hạ, mùa chia tay

Bảng phấn vẫn còn đây

Mà bạn tôi đâu hết

Chỉ còn lớp học thôi

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 6 (VBT Ngữ Văn 6) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:




Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học