Giải VBT GDCD 7 Bài 6: Tôn sư trọng đạo

Câu 1 (trang 34 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu, biết ơn thầy cô giáo mọi lúc mọi nơi, coi trọng và làm theo những điều thầy cô dạy và có những hành động đền đáp công ơn của thầy cô.

Câu 2 (trang 34 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo

   - Đối với bản thân: Giúp ta tiến bộ, trưởng thành hơn, thể hiện nhân cách của mỗi người, khiến ta trở thành người có ích cho gia đình, xã hội

   - Đối với xã hội: Là truyền thống quý báu của dân tộc cần được phát huy, giúp cho thầy cô hoàn thành tốt trách nhiệm nặng nề mà vẻ vàng của mình, khiến xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

Câu 3 (trang 34 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Tôn sư trọng đạo Trái với tôn sư trọng đạo
Chăm học chăm làm, lễ phép với thầy cô, thực hiện theo lời thầy cô dạy, kính trọng, biết ơn công lao thầy cô, làm cho thầy cô vui lòng, thường xuyên hỏi thăm, quan tâm thầy cô,... Cãi lời thầy cô, nói dối thầy cô, gặp thầy cô không chào, lười làm bài tập, không làm theo những điều hay lẽ phải thầy cô dạy dỗ,...

Câu 4 (trang 35 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Học sinh cần thể hiện sự tôn sư trọng đạo với thầy cô bằng cách:

   - Tích cực rèn luyện đạo đức, chăm học

   - Vâng lời thầy cô

   - Lễ phép với thầy cô

   - Không nói dối, không làm thầy cô buồn lòng

   - Luôn ghi nhớ công ơn của thầy cô

   - Thường xuyên quan tâm, thăm hỏi thầy cô

Câu 5 (trang 35 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Bản thân em đã thể hiện sự kính trọng và biết ơn thầy cô giáo:

   - Chăm chỉ học tập, đạt nhiều điểm tốt để thầy cô vui lòng

   - Luôn luôn lễ phép trước thầy cô, chào hỏi khi gặp thầy cô, thưa gửi mỗi khi nói chuyện với thầy cô

   - Không cãi lời thầy cô

   - Luôn luôn lắng nghe những lời dạy bảo của thầy cô

   - Ngày 20- 11, tri ân các thầy cô bằng những bông hoa điểm tốt,, bằng lời ca tiếng hát,..

Câu 6 (trang 35 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Học sinh phải kính trọng và biết ơn thầy cô giáo bởi vì: Đây là truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời của dân tộc ta cần được gìn giữ và phát huy. Thầy cô là người dìu dắt, cho ta kiến thức dạy ta kĩ năng, cách sống và cách làm người. Biết kính trọng thầy cô thể hiện là một người có nhân cách, có đạo đức của mỗi người.

Câu 7 (trang 35 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Trong trường, trong lớp hầu hết các bạn đã biết kính trọng các thầy cô, nhưng bên cạnh đó còn có một số bạn chưa có ý thức tôn sư trọng đạo. Một số vấn đề cần khắc phục đó là vẫn còn hiện tượng học sinh vô lễ với thầy cô, nói trống không, gặp thầy cô không chào hỏi, thường xuyên vi phạm các nội quy của trường, của lớp khiến thầy cô buồn lòng.

Câu 8 (trang 36 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Biểu hiện Đúng Sai
A. Chỉ kính trọng các thầy cô giáo của mình x
B. Chỉ tôn trọng, kính yêu và biết ơn các thầy cô giáo đang dạy mình x
C. Tôn trọng, kính yêu và biết ơn các thầy cô giáo đã và đang dạy mình x
D. Coi trọng và làm theo những điều thầy cô dạy bảo x
E. Phải thường xuyên đến thăm hỏi thầy cô x
G. Chăm ngoan, học giỏi để thầy cô vui lòng x
H. Mắng người đã chê thầy cô của mình x
I. Có hành động tốt đẹp đền đáp công ơn thầy côx
K. Là sinh viên đại học nhưng vẫn đến thăm thầy cô dạy mình từ lớp 6 x

Câu 9 (trang 36 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Suy nghĩ và biểu hiện của Vân Anh thể hiện sự thiếu lễ phép, không có lòng tôn sư trọng đạo. Đã là thầy cô giáo, dù có đang dạy dỗ mình hay không cũng cần phải được tôn trọng. Em hoàn toàn không đồng tình với suy nghĩ và biểu hiện của Vân Anh

Câu 10 (trang 36 VBT GDCD 7):

Trả lời:

- Muốn sang thì bắc cầu Kiều/Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

- Không thầy đố mày làm nên

- Nhất tự vi sư bán tự vi sư

- Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy

- Cơm cha, áo mẹ, công thầy/Nghĩa sao cho bõ những ngày ước ao

Câu 1 (trang 37 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Cô Trang là người tôi yêu quý và kính trọng nhất trong cuộc đời. Những ân tình, công ơn mà cô dành cho tôi suốt đời tôi không bao giờ quên. Nhớ những ngày tháng tôi gặp khó khăn nhất, vì nhà nghèo tôi suýt phải nghỉ học chính cô đã ở bên tôi, động viên, giúp đỡ, dìu dắt tôi qua những tháng ngày đen tối. Với tôi cô không chỉ là một người thầy mà còn là một người bạn, người thân. Cô không chỉ cho tôi kiến thức mà cô còn dạy tôi biết bao bài học ứng xử, cách sống, cách làm người. Giờ đây khi đã lớn khôn, xa cô, xa mái trường nhưng lòng biết ơn mà tôi dành đến cô sẽ mãi không thay đổi.

Câu 2 (trang 37 VBT GDCD 7):

Trả lời:

1. Tình huống gợi cho em suy nghĩ đến tình thầy trò ân tình, ân nghĩa. Thầy vì thương trò, dạy dỗ trò nên người nên mới dùng roi đánh. Trò ăn năn, hối hận về bản thân vì không thành trò ngoan

2. Điều khiến người học trò hối hận vì sức khỏe của thầy ngày càng yếu đi vì phải nhọc nhằn dạy bảo trò hư, vậy mà hôm nay thấy thầy không thể đánh trò đau như trước thì trò mới nhận ra lỗi lầm của mình.

Câu 3 (trang 38 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Em hoàn toàn không đồng tình với ý kiến này. Công lao của các thầy cô đối với học sinh là không gì có thể đong đến được, không thể dùng trách nhiệm để đặt ngang bằng với công lao của thầy cô

Câu a (trang 39 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Trong câu chuyện trên, các bạn Mai, Tiến, Bình đã thể hiện tôn sư trọng đạo bằng cách trồng những bông hoa hồng đỏ - loài hoa cô Mai Lan yêu quý nhất để tặng cô nhân ngày sinh nhật, các em mong muốn được tặng cô bó hoa hồng đỏ thật to, thật đẹp

Câu b (trang 39 VBT GDCD 7):

Trả lời:

Việc làm trên của các bạn có ý nghĩa lan tỏa tình yêu thương, tấm lòng tôn sư trọng đạo đến với những người xung quanh và cả xã hội

Các bài giải vở bài tập Giáo dục công dân lớp 7 (VBT GDCD 7) khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học