Giải VBT Công nghệ 8 Bài 29. Truyền chuyển động



Quan sát hình 29.1 SKG, em hãy điền chữ đúng Đ hoặc sai S vào ô trống trong những câu sau:

Lời giải:

- Khoảng cách giữa trục giữa (lắp đĩa) và trục sau (lắp líp) ở xa nhau x
- Líp và đĩa có tốc độ quay khác nhau x
- Đĩa và líp phải có cùng tốc độ quay
- Đĩa và líp đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu

1. Truyền động ma sát – truyền động đai

- Quan sát hình 29.2 SGK, em hãy điền những cụm từ thích hợp vào chỗ trống (...) để có câu trả lời đúng:

Lời giải:

Khi bánh dẫn 1 quay, muốn cho dây đai chuyển động và bánh bị dẫn 2 chuyển động theo thì giữa mặt tiếp xúc của dây đai và bánh đai phải có lực ma sát.

- Quan sát hình 29.2 SGK và cho biết cấu tạo của bộ truyền động đai

Lời giải:

Bánh dẫn 1, bánh bị dẫn 2 và dây đai 3.

- Em có nhận xét gì về quan hệ giữa đường kính của bánh đai với số vòng quay của chúng

Lời giải:

Đường kính càng nhỏ số vòng quay càng to.

- Em hãy điền chữ đúng Đ hoặc sai S vào ô trống trong các câu sau để nêu đặc điểm của bộ truyền động đại:

Lời giải:

+ Dây đai dễ bị trượt trên bánh đai x
+ Làm việc ổn x
+ Cấu tạo đơn giản x
+ Truyền chuyển động giữa hai trục xa nhau x
+ Tỉ số truyền chính xác

2. Truyền động ăn khớp

- Quan sát hình 29.3 SGK, em hãy hoàn thành các câu sau:

Lời giải:

+ Bộ truyền động bánh răng gồm: bánh dẫn và bánh bị dẫn

+ Bộ truyền động xích gồm: đĩa dẫn, đĩa bị dẫn và xích.

- Em hãy chọn và gạch chân cụm từ trong ngoặc đơn để được câu trả lời đúng:

Lời giải:

Truyền động ăn khớp có tỉ số truyền (chính xác hơn, kém chính xác hơn) so với truyền động đại

- Em hãy kể thêm 2, 3 loại máy có sử dụng bộ truyền động ăn khớp: đồng hồ, hộp số xe máy, hộp xích xe đạp, hộp số ô tô.

Câu 1 (Trang 64-Vbt công nghệ 8): Tại sao máy và thiết bị cần phải truyền chuyển động?

Lời giải:

- Các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu.

- Các bộ phận của máy thường có tốc độ quay không giống nhau.

- Truyền và biến đổi tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy.

Câu 2 (Trang 64-Vbt công nghệ 8): Thông số nào đặc trưng cho các bộ truyền chuyển động quay? Lập công thức tính tỉ số truyền của các bộ truyền động.

Lời giải:

- Thông số đặc trưng cho các bộ truyền chuyển động quay là tỉ số truyền i

i của bộ truyền động đaii của bộ truyền động ăn khớp

Bánh dẫn 1 có đường kính là: D1, tốc độ quay n1

Bánh dẫn 2 có đường kính D2, tốc độ quay n2

Vậy i = D1/D2 = n2/n1

Bánh dẫn 1 có số răng là Z1, tốc độ quay n1

Bánh dẫn 2 có số răng là Z2, tốc độ quay n2

Vây i = Z1/Z2 = n2/n1

i = nbd/nd = n2/n1 = D1/D2 = Z1/Z2

Câu 3 (Trang 65-Vbt công nghệ 8): Cho biết phạm vi ứng dụng của các bộ truyền chuyển động.

Lời giải:

- Sử dụng rộng rãi trong nhiều loại máy khác nhau như máy khâu, máy khoan, máy tiện, ô tô, máy kéo, ...

Câu 4 (Trang 65-Vbt công nghệ 8): Đĩa xích của xe đạp có 50 răng, đĩa líp có 20 răng. Tính tỉ số truyền i và cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn?

Lời giải:

- Ta có i= Z1/Z2 = 50/25 = 2.5

- Vậy nên đĩa líp quay nhanh hơn đĩa xích 2.5 lần.

Các bài giải vở bài tập Công nghệ lớp 8 (VBT Công nghệ 8) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Công nghệ 8 hay khác:




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học