Tự nhiên và xã hội 3 Bài 16: Vệ sinh môi trường
1. Thảo luận
a. Hãy nói cảm giác của bạn khi:
- Đi qua đống rác
- Gặp bãi phân ở ven đường
- Đi bên dòng nước bẩn
b. Những con vật nào thường sống ở nơi có rác, phân, nước thải? Chúng có hại gì cho con người?
Trả lời:
a. Khi em đi qua đống rác, gặp một bãi phân ở ven đường hay đi bên dòng nước bẩn, em sẽ cảm thấy khó chịu vì những mùi hôi, thối bốc lên từ đó.
b. Những con vật thường sống ở nơi có rác, phân, nước thải là: ruồi, muỗi, dòi, giun, lăng quăng, bọ ngậy, gián, chuột, kiến .... (các loại côn trùng). Những con vật này nếu đốt hoặc đậu vào thức ăn, nước uống thì sẽ gây bệnh cho con người, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng con người.
2. Quan sát hình 2 và trả lời:
a. Có những loại rác nào?
b. Rác hữu cơ gồm những loại nào?
c. Rác vô cơ gồm những loại rác nào?
d. Rác tái chế gồm những loại rác nào?
Trả lời:
a. Có hai loại rác, đó là rác hữu cơ và rác vô cơ
b. Rác hữu cơ gồm những loại: hoa, quả, bã chè, thức ăn thừa, lá cây, rau, cà phê
c. Rác vô cơ gồm những loại rác: các loại xương, túi ni lông, đồ chơi, giấy ăn, quần áo cũ, cành cây, vỏ sò hến …
d. Rác tái chế gồm những loại rác: vỏ hộp, chai, túi nhựa, chai nhựa, giấy báo, vải sợi.
3. Quan sát và thảo luận
- Hãy nói và nhận xét những gì em thấy trong các hình 3, 4.
- Ở địa phương em có hiện tượng đó không?
- Người và gia súc phóng uế bừa bãi có tác hại gì?
Trả lời:
- Quan sát hình 3, 4 em thấy hiện tượng phóng uế bừa bãi của người và súc vật như vậy không đúng là làm mất vẻ đẹp cảnh quan làng quê, đô thị.
- Ở địa phương em vẫn thi thoảng xảy ra hiện tượng đó.
- Người và gia súc phóng uế bừa bãi có tác hại là làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm. Nó gây ra mùi hôi thối và nhiều mầm bệnh cho con người.
4. Quan sát và thảo luận
- Hãy nói và nhận xét những gì em thấy trong các hình 5, 6.
- Những việc làm nào sai?
- Ở địa phương em có hiện tượng đó không?
- Nguồn nước bị nhiễm bẩn có tác hại gì?
Trả lời:
- Quan sát hình 5, 6 em thấy, việc xả nước thải, khói bụi vào môi trường là không đúng, cần phải lên án và xử lí kịp thời.
- Những việc làm sai là:
+ Hình 5: Nước thải của nhà máy chưa xử lí đã xả ra sông
+ Hình 6: Cô gái đổ rác thải xuống dòng sông, nước thải sinh hoạt chưa xử lí đổ ra sông.
- Ở địa phương em diễn ra hiện tượng đó còn nhiều.
- Nguồn nước bị nhiễm bẩn sẽ ngấm vào các mạch nước ngầm. Khi chúng ta sử dụng sẽ nảy sinh các mầm bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, mùi hôi thối của nguồn nước ô nhiễm cũng gây ra bệnh tật cho những người ở xung quanh đó.
5. Liên hệ thực tế
a. Hằng ngày, gia đình em thải ra những loại rác nào?
b. Các loại rác ở gia đình em được xử lí như thế nào?
c. Phân, nước thải ở gia đình em được thải ra ở đâu?
d. Rác, phân, nước thải ở địa phương em được xử lí như thế nào?
Trả lời:
a. Hằng ngày, gia đình em thải ra những loại rác như: thức ăn thừa, túi ni lông, lon chai.
b. Các loại rác ở gia đình em được chia ra thành hai túi rác vô cơ và rác hữu cơ để đến lúc xe rác đi qua thì vứt vào đó mang đi đến nơi tập kết.
c. Phân, nước thải ở gia đình em được xử lí rồi thải ra hệ thống cống rãnh
d. Rác, phân, nước thải ở địa phương em chủ yếu xả ra hệ thống cống rồi từ cống xả thẳng ra sông, hồ.
6. Đọc và trả lời
a) Đọc đoạn văn sau:
Rác hữu cơ là loại rác dễ bị thối rữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh.
Phân, nước tiểu của người và động vật chứa nhiều mầm bệnh và sinh ra mùi hôi thối.
Trong nước thải có chứa nhiều chất bẩn, chất độc hại, các vi khuẩn gây bệnh. Nếu nước thải chưa xử lí chảy thẳng vào ao, hồ, sông ngòi sẽ làm nguồn nước bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và sinh vật.
b) Trả lời câu hỏi:
- Vi khuẩn gây bệnh thường sinh sống trong loại rác nào?
- Vì sao người và gia súc không được phóng uế bừa bãi?
- Nước thải chưa được xử lí có tác hại gì?
Trả lời:
- Vi khuẩn gây bệnh thường sinh sống ở trong các loại rác hữu cơ, loại rác dễ bị thối rữa.
- Người và gia súc không được phóng uế bừa bãi vì phân, nước tiểu của người và động vật chứa nhiều mầm bệnh và sinh ra mùi hôi thối.
- Nước thải chưa được xử lí có tác hại là sẽ làm nguồn nước bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sinh vật. Bởi trong nước thải có chứa nhiều chất bẩn, chất độc hại, các vi khuẩn gây bệnh.
7. Quan sát và trả lời
a. Quan sát các hình từ 7 đến 12 dưới đây:
b. Trả lời câu hỏi:
Hãy chỉ để ghép các khung chữ dưới đây với các hình cho phù hợp (một hình có thể ứng với nhiều khung chữ)
Trong việc làm trên, việc nào chúng em có thể thực hiện? Việc nào có thể khuyên người lớn thực hiện?
Trả lời:
Hình | Ghép khung chữ |
---|---|
Hình 7 | Bỏ rác đúng nơi quy định |
Hình 8 | Sử dụng hai mặt giấy để tiết kiệm giấy |
Hình 9 | Bỏ rác đúng nơi quy định Phân loại rác trước khi thải |
Hình 10 | Giữ nhà vệ sinh sạch sẽ |
Hình 11 | Lắp đặt hệ thống xử lí nước thải Không xả thẳng nước thải xuống nguồn nước: ao, hồ,... nước thải |
Hình 12 | Giữ sạch môi trường xung quanh. |
Trong những việc trên, việc em có thể thực hiện là:
- Phân loại rác trước khi thải
- Sử dụng hai mặt giấy để tiết kiệm giấy
- Bỏ rác đúng nơi quy định
- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh
- Giữ nhà vệ sinh sạch sẽ.
- Hạn chế thải rác.
Việc có thể khuyên người lớn thực hiện:
- Lắp đặt hệ thống xử lí nước thải
- Cống rãnh hợp vệ sinh
- Không xả thẳng nước thải xuống nguồn nước ao, hồ...
1. Đọc và trả lời
- Bạn A không thể hiểu được điều gì?
- Lúc đầu bạn A hiểu về rác như thế nào?
- Bạn B đã giải thích cho bạn A như thế nào?
- Bạn A đã rút ra kết luận gì sau đó?
Trả lời:
- Bạn A không hiểu được tại sao mọi người lại nói "Rác cũng là một tài nguyên quý giá".
- Lúc đầu bạn A hiểu rằng rác chỉ là một thứ bỏ đi.
- Bạn B đã giải thích cho bạn A là rác hữu cơ rất có giá trị, rác hữu cơ có thể làm phân bón. Kim loại, giấy báo cũ ... là nguyên liệu để sản xuất các đồ vật mới.
- Bạn A đã rút ra kết luận: Không nên vứt chung vào một thùng, mà cần phải phân loại và bỏ vào những thùng chứa khác nhau.
2. Chơi trò chơi "Đổ rác" (Thực hành trên lớp học)
3. Điều tra tình hình vệ sinh môi trường ở trường và khu vực xung quanh
- Có rác thải vứt bừa bãi không?
- Cống rãnh thoát nước có hợp vệ sinh không?
- Nguồn nước quanh trường có bị nhiễm bẩn không?
Trả lời:
Ví dụ mẫu:
Tình hình vệ sinh môi trường ở trường và khu vực xung quanh là:
- Không có ác thải vứt bừa bãi.
- Cống rãnh thoát nước đảm bảo hợp vệ sinh.
- Nguồn thoát nước quanh trường không bị nhiễm bẩn.
Làm kế hoạch nhỏ: Thu gom một số loại rác tái chế như giấy, sách, báo, kim loại, chai lọ.
Xem thêm các bài Giải bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3 chương trình VNEN hay khác:
- Bài 12: Hoạt động thông tin liên lạc
- Bài 13: Hoạt động nông nghiệp
- Bài 14: Hoạt động công nghiệp và thương mại
- Bài 15: An toàn khi đi xe đạp
- Phiếu kiểm tra 1: Chúng em đã học được những gì từ chủ đề xã hội
Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều
- Lớp 3 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Toán lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Global Success
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - KNTT
- Lớp 3 - Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán lớp 3 - CTST
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - CTST
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 3 - CTST
- Lớp 3 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 3 - CD
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - CD
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Explore Our World
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 - CD
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 - CD
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - CD
- Giải sgk Tin học lớp 3 - CD