Tự nhiên và xã hội 3 Bài 10: Hoạt động của chúng em ở trường

1. Liên hệ thực tế

a. Chúng em đang học môn gì?

b. Tiết học trước là tiết học của môn học gì?

c. Tiết học sau là tiết học của môn học gì?

d. Chúng em còn được học những môn học nào khác ở trường?

Trả lời:

Chúng em đang học môn Tự nhiên và xã hội:

b. Tiết học trước là tiết học của môn Tiếng việt

c. Tiết học sau là tiết học của môn học toán

d. Chúng em còn được học những môn học khác ở trường như: âm nhạc, mĩ thuật, thể dục, đạo đức...

2. Quan sát và trả lời

Tự nhiên và xã hội 3 Bài 10: Hoạt động của chúng em ở trường | Hay nhất Giải bài tập Tự nhiên và xã hội 3 VNEN

- Từng hình mô tả hoạt động gì?

- Các hoạt động này diễn ra ở đâu? Khi nào?

- Các hoạt động trên có tác dụng gì?

- Để các hoạt động trên mang lại hiệu quả em cần làm gì?

Trả lời:

- Mô tả hoạt động từng hình:

   + Hình 2: Nhóm bạn đang tô màu cho bức tranh

   + Hình 3: Các bạn trồng cây xanh

   + Hình 4: Các bạn thảo luận nhóm

   + Hình 5: Các bạn học thể dục

   + Hình 6: Các bạn đang ghép hình

   + Hình 7: Các bạn học trồng cây.

- Các hoạt động này diễn ra ở trường học, trong các tiết học ở trường hoặc giờ ra chơi.

- Các hoạt động trên có tác dụng giúp chúng em được tìm hiểu thêm kiến thức, được rèn luyện sức khỏe, được cùng nhau vui chơi, giải trí....

- Để các hoạt động trên mang lại hiệu quả, em cần phải tập trung và chăm chỉ.

3. Quan sát trả lời

a. Quan sát các hình từ 8 đến 15:

Tự nhiên và xã hội 3 Bài 10: Hoạt động của chúng em ở trường | Hay nhất Giải bài tập Tự nhiên và xã hội 3 VNEN

b. Hoàn thành bài tập và trả lời thành bài tập và trả lời câu hỏi:

Hãy ghép các ô chữ dưới đây với các hình cho phù hợp:

Tự nhiên và xã hội 3 Bài 10: Hoạt động của chúng em ở trường | Hay nhất Giải bài tập Tự nhiên và xã hội 3 VNEN

Các hoạt động đó thường diễn ra khi nào (trong giờ học hay ngoài giờ học) ?

Trả lời:

- Ghép các ô chữ với các hình như sau:

   + Hình 8: Thăm viện bảo tàng

   + Hình 9: Làm vệ sinh trường lớp

   + Hình 10: Chăm sóc đài tưởng niệm liệt sĩ

   + Hình 11: Biểu diễn văn nghệ

   + Hình 12: Thăm gia đình liệt sĩ

   + Hình 13: Tham quan

   + Hình 14: Trồng, chăm sóc cây

   + Hình 15: Vui chơi đêm trung thu

- Các hoạt động đó thường diễn ra ngoài giờ học.

4. Liên hệ thực tế

a. Trường em thường tổ chức các hoạt động nào?

b. Em đã làm những công việc cụ thể nào khi đó?

c. Hoạt động nào làm em nhớ nhất? Vì sao?

d. Em cần làm gì để các hoạt động đạt kết quả tốt?

Trả lời:

a. Trường em thường tổ chức các hoạt động: trồng cây, hội khỏe phù đổng, tham quan các di tích lịch sử, tổ chức dã ngoại, thi nấu ăn, thi vẽ tranh...

b. Khi trồng cây em được phân công tưới nước, khi thi hội khỏe em đăng kí thi môn chạy, đi dã ngoại em được phân mang tấm trải, thi nấu ăn em được phân công mang chảo và bếp....

c. Hoạt động em nhớ nhất đó là thi nấu ăn. Vì đó là hoạt động mà lớp chúng em đã giành được giải nhất.

d. Để các hoạt động đạt kết quả tốt, em cần phải chăm chỉ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hăng say, nhiệt tình và năng nổ.

5. Quan sát và thảo luận

a. Quan sát kĩ hình 16

b. Thảo luận

- Các bạn trong hình đang chơi những trò chơi gì?

- Những trò chơi nào có thể gây nguy hiểm?

- Những trò chơi nào có thể gây mệt mỏi, quá sức?

Trả lời:

- Các bạn trong hình đang chơi các trò chơi: đá cầu, nhảy dây, đọc sách, bịt mắt bắt dê, chơi ô ăn quan, đá bóng, đuổi nhau, chọi gụ...

- Những trò chơi có thể gây nguy hiểm là: chọi gụ, đuổi nhau

- Những trò chơi có thể gây mệt mỏi, quá sức là nhảy dây, đá bóng.

6. Liên hệ thực tế

a. Ở trường, em thường chơi những trò chơi nào?

b. Những trò chơi nào nên chơi? Vì sao?

c. Những trò chơi nào không nên chơi? Vì sao?

Trả lời:

a. Ở trường, em thường chơi những trò chơi: nhảy dây, đọc sách, bịt mắt bắt dê, đá cầu, chơi ô ăn quan, ...

b. Những trò chơi nên chơi là đá cầu, bịt mắt bắt dê vì đó là những trò chơi an toàn, giúp các bạn thư giãn sau những giờ học tập.

c. Những trò chơi không nên chơi là riệt đuổi nhau, đá bóng vì những trò chơi đó dễ gây mệt và quá sức, như vậy thì những tiết học tiếp theo em sẽ khó tập trung học hơn.

7. Đọc và trả lời:

a) Đọc đoạn văn sau:

Hoạt động ở trường học

Ở trường học, chúng em được tham gia các hoạt động học tập và vui chơi.

Ngoài các giờ học, chúng em còn tham gia vào các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, giúp các bạn khó khăn, giúp các gia đình thương binh liệt sĩ, …

Khi tham gia các hoạt động, chúng em được cùng nhau vui chơi, chia sẻ, quan tâm và giúp đỡ mọi người.

b) Trả lời câu hỏi:

- Trong các giờ học, em thường tham gia những hoạt động gì? Các hoạt động này có tác dụng gì?

- Giờ ra chơi, em nên chơi những trò chơi nào?

- Các hoạt động ngoài giờ học có tác dụng gì?

Trả lời:

- Trong các giờ học, em thường tham gia các hoạt động: phát biểu bài, thảo luận nhóm, xử lí tình huống... Các hoạt động này có tác dụng làm cho chúng em tiếp thu bài nhanh hơn, hiểu bài nhanh hơn và cùng chia sẻ lẫn nhau trong học tập.

- Giờ ra chơi, em nên chơi các trò chơi nhẹ nhàng (ô ăn quan, đá cầu, đọc truyện cười, bịt mắt bắt dê, …) và tránh chơi những trò chơi hoạt động mạnh, tiêu tốn sức lực (đá bóng, đuổi nhau...).

- Các hoạt động ngoài giờ học có tác dụng giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi sau những giờ học. Ngoài ra, còn giúp chúng em biết cách quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ mọi người...

1. Hoàn thành sơ đồ

a. Lấy sơ đồ dưới đây ở góc học tập

Tự nhiên và xã hội 3 Bài 10: Hoạt động của chúng em ở trường | Hay nhất Giải bài tập Tự nhiên và xã hội 3 VNEN

b. Điền vào chỗ chấm (...) các hoạt động phù hợp

Trả lời:

Tự nhiên và xã hội 3 Bài 10: Hoạt động của chúng em ở trường | Hay nhất Giải bài tập Tự nhiên và xã hội 3 VNEN

2. Đóng vai ử lí tình huống

a. Mỗi nhóm đọc và lựa chọn một trong ba tình huống sau:

Tình huống 1: Giờ ra chơi, Lan và Yến đang vừa đi, vừa nói chuyện vui vẻ ở cầu thang. Bỗng nhiên tiếng chạy huỳnh huỵch từ trên xuống. Lan giật mình nhìn lên thì đã thấy Yến bị hai bạn nam xô nhau đẩy ngã trượt xuống hai bậc thang. Nếu là Lan, khi đó em sẽ xử lí như thế nào?

Tình huống 2: Giờ ra chơi, các bạn chơi trò chơi trốn tìm. Gần đến giờ vào lớp nhưng vẫn không tìm thấy bạn Thành, Vân gọi:

- Thành ơi! Cậu ở đâu thì ra đi! Chúng tớ chịu thua rồi.

Thành cười khà khà và nhảy từ trên cây xuống

Nếu là Vân, em sẽ khuyên Thành thế nào?

Tình huống 3: Hom nay, chúng em được đến tăm một bà mẹ liệt sĩ ở trong làng. Trong lúc mọi người nói chuyện thăm hỏi thì bạn hà cứ mải mê đọc quyển truyện tranh mang theo.

Em sẽ góp ý với Hà thế nào?

Trả lời:

Tình huống 1: Nếu em là Lan, em sẽ chạy lại đỡ bạn Yến dậy, xem bạn có bị làm sao không. Nếu không sao, em sẽ nói nhẹ nhàng với hai bạn nam, không nên chơi nhưng trò chơi nguy hiểm như vậy. Giờ ra chơi, chúng ta nên chơi những trò chơi nhẹ nhàng, lành mạnh để giữ sức cho những tiết học tiếp.

Tình huống 2: Nếu là Vân, em sẽ khuyên Thành lần sau không nên trèo lên cây như vậy, nó rất nguy hiểm. Mọi người chơi trò chơi chỉ mang tính chất giải trí, thắng thua không quá quan trọng, miễn sao mình cảm thấy vui và an toàn là được.

Tình huống 3: Em sẽ góp ý với Hà nên cất quyển truyện tranh và nói chuyện với mọi người. Bởi vì trong khi mọi người đang nói chuyện với người lớn mà Hà đọc truyện như vậy là không đúng, là thiếu tôn trọng người lớn. Do đó, Hà có thể đọc quyển truyện đó vào lúc ra chơi hoặc rảnh rỗi ở nhà.

Viết cam kết và thực hiện các việc làm đảm bảo an toàn cho bản thân và các bạn khi ở trường

Trả lời:

Cam kết các việc làm đảm bảo an toàn cho bản thân và các bạn khi ở trường là:

- Chơi các trò chơi lành mạnh, nhẹ nhàng

- Không rượt đuổi, xô đẩy, tranh giành lẫn nhau.

- Khuyên bảo các bạn khi các bạn chơi trò chơi nguy hiểm...

Xem thêm các bài Giải bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3 chương trình VNEN hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


Giải bài tập lớp 3 các môn học