Giải Toán 8 VNEN Bài 1: Mở đầu về phương trình

1 (Trang 6 Toán 8 VNEN Tập 2)

c) Cho ví dụ về phương trình

- với ẩn là x:.................................................................

- với ẩn là t:.................................................................

- với ẩn là m:..............................................................

Lời giải:

- với ẩn là x: 2( x + 3) = x - 6

- với ẩn là t: t - 3 = 7

- với ẩn là m: 3m - 6 = 2

2 (Trang 6 Toán 8 VNEN Tập 2)

a) Thực hiện hoạt động sau

- Quan sát hình vẽ và tìm x thỏa mãn hình vẽ bên.

Giải Toán 8 VNEN Bài 1: Mở đầu về phương trình | Giải bài tập Toán 8 VNEN hay nhất

Kết quả x =............

Giải Toán 8 VNEN Bài 1: Mở đầu về phương trình | Giải bài tập Toán 8 VNEN hay nhất

- Điền kết quả vào ô trống trong bảng sau (theo mẫu):

Lời giải:

- Quan sát hình ta có phương trình:

x + 6 = 9

⇔ x = 3

- Ta có bảng sau:

Giải Toán 8 VNEN Bài 1: Mở đầu về phương trình | Giải bài tập Toán 8 VNEN hay nhất

3 (Trang 7 Toán 8 VNEN Tập 2)

a) Thực hiện các hoạt động sau

- Tìm nghiệm của phương trình: x - 10 = 2006 ; x2 + 1 = 0

c) Điền vào chỗ trống (....) (theo mẫu)

- Phương trình x - 3 = 0 có tập nghiệm là: S = {3} ;

- Phương trình x + 5 = 0 có tập nghiệm là S = {.....} ;

- Phương trình vô nghiệm có tập nghiệm là: S = .......

Lời giải:

a) * x - 10 = 2006 ⇔ x = 2006 + 10 = 2016

Vậy phương trình x - 10 = 2006 có nghiệm là x = 2016

* x2 + 1 = 0 ⇔ x2= -1 ⇒ phương trình vô nghiệm

Vậy phương trình x2 + 1 = 0 vô nghiệm

c) - Phương trình x - 3 = 0 có tập nghiệm là: S = {3} ;

- Phương trình x + 5 = 0 có tập nghiệm là S = { -5} ;

- Phương trình vô nghiệm có tập nghiệm là: S = ⊘

4 (Trang 8 Toán 8 VNEN Tập 2)

a) Điền vào bảng sau tập nghiệm của mỗi phương trình

Giải Toán 8 VNEN Bài 1: Mở đầu về phương trình | Giải bài tập Toán 8 VNEN hay nhất

1 (Trang 8 Toán 8 VNEN Tập 2)

Với mỗi phương trình sau, xét xem x = - 2 có phải là nghiệm của phương trình đó không?

a) 3x - 2 = x - 2 ;

b) 5 + 2x = x + 3 ;

c) -3(x + 3) + 6 = 4x - 2.

Lời giải:

a) Thay x = - 2 vào phương trình 3x - 2 = x - 2 ta được:

- Giá trị của vế trái là: - 8

- Giá trị của vế phải là: - 4

Vậy x = - 2 không phải là nghiệm của phương trình 3x - 2 = x - 2

b) Thay x = - 2 vào phương trình 5 + 2x = x + 3 ta được:

- Giá trị của vế trái là: 1

- Giá trị của vế phải là: 1

Vậy x = - 2 là nghiệm của phương trình 5 + 2x = x + 3

c) Thay x = - 2 vào phương trình -3(x + 3) + 6 = 4x - 2 ta được:

- Giá trị của vế trái là: 3

- Giá trị của vế phải là: - 10

Vậy x = - 2 không phải là nghiệm của phương trình -3(x + 3) + 6 = 4x - 2.

2 (Trang 8 Toán 8 VNEN Tập 2)

Nối mỗi phương trình sau với các nghiệm của nó:

Giải Toán 8 VNEN Bài 1: Mở đầu về phương trình | Giải bài tập Toán 8 VNEN hay nhất

Lời giải:

Giải các phương trình (a),(b),(c),(d) ta có:

Giải Toán 8 VNEN Bài 1: Mở đầu về phương trình | Giải bài tập Toán 8 VNEN hay nhất

3 (Trang 8 Toán 8 VNEN Tập 2)

Hai phương trình sau có tương đương không? Vì sao?

a) x = 2 và x2 = 4 ;

b) x - 3 = 0 và x2 + 1 = 0

Lời giải:

a) Hai phương trình tương đương là hai phương trình có cùng tập nghiệm

Phương trình x = 2 có tập nghiệm là S = {2}

Phương trình x2 = 4 ⇔ x = 2 hoặc x = - 2 có tập nghiệm là S'= {2, -2}

Tập nghiệm S ≠ S' nên hai phương trình x = 2 và x2 = 4 không phải là hai phương trình tương đương

b) Hai phương trình tương đương là hai phương trình có cùng tập nghiệm

Phương trình x - 3 = 0 có tập nghiệm là S = {3}

Phương trình x2 + 1 = 0 ⇔ x2 = -1 => phương trình có tập nghiệm là S'= ⊘

Tập nghiệm S ≠ S' nên hai phương trình x - 3 = 0 và x2 + 1 = 0 không phải là hai phương trình tương đương

Xem thêm các bài Giải bài tập Toán lớp 8 chương trình VNEN hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học