Bài tập trắc nghiệm trang 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35 SBT Sinh học 9

Chọn 1 phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất với mỗi bài sau :

Bài 1 trang 27 SBT Sinh học 9: Điều nào không phải là chức năng của NST ?

A. Bảo đảm sự phân chia đều vật chất di truyền cho các tế bào con nhờ sự phân chia đểu của các NST trong phân bào.

B. Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

C. Tạo cho ADN tự nhân đôi.

D. Điều hoà mức độ hoạt động của gen thông qua sự cuộn xoắn của NST.

Đáp án C

Bài 2 trang 27 SBT Sinh học 9: Sự đóng xoắn của các NST trong quá trình phân bào có ý nghĩa gì ?

A. Thuận lợi cho sự tự nhân đôi của NST.

B. Thuận lợi cho sự phân li của NST.

C. Thuận lợi cho sự tiếp hợp các NST.

D. Thuận lợi cho sự trao đổi chéo giữa các NST.

Đáp án B

Bài 3 trang 27 SBT Sinh học 9: Sự phân li độc lập của các cặp NST kép tương đồng xảy ra trong kì nào của giảm phân ?

A. Kì sau của lần phân bào I.     B. Kì cuối của lần phân bào I.

C. Kì cuối của lần phân bào n.     D. Kì sau của lần phân bào II.

Đáp án A

Bài 4 trang 28 SBT Sinh học 9: Bộ NST đơn bội của ruồi giấm cái có

A. 2 NST hình V, 1 NST hình hạt, 1 NST hình que.

B. 1 NST hình V, 2 NST hình hạt, 1 NST hình que.

C. 1 NST hình V, 1 NST hình hạt, 2 NST hình que.

D. 2 NST hình V, 2 NST hình hạt, 1 NST hình que.

Đáp án A

Bài 5 trang 28 SBT Sinh học 9: Câu khẳng định nào dưới đây liên quan đến một tế bào nsười có 22 + X NST ?

A. Đó là tế bào vừa trải qua giảm phân.

B. Đó là tế bào vừa trải qua nguyên phân.

C. Đó là tế bào trứng đã được thụ tinh.

D. Đó là tế bào sinh dưỡng.

Đáp án B

Bài 6 trang 28 SBT Sinh học 9: Ở một loài thực vật, bộ lưỡng bội là 24. Một tế bào cùa cá thể B nguyên phân liên tiếp 3 đợt đã lấy từ môi trường nội bào nguvẽn liêu tạo ra với 175 NST đơn. Số lượng NST trong mỗi tế bào là bao nhiêu

A. 24.     B. 23.

C. 25.     D. 22.

Đáp án C

Bài 7 trang 28 SBT Sinh học 9: Cặp NST tương đồng là cặp NST

A. giống nhau về hình thái, kích thước và có cùng nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ.

B. giống nhau về hình thái, kích thước và một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ.

C. giống nhau về hình thái, khác nhau về kích thước và có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ.

D. khác nhau về hình thái, giống nhau về kích thước và có một nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ

Đáp án B

Bài 8 trang 28 SBT Sinh học 9: Số lượng NST trong bộ lưỡng bội của loài phản ánh

A. mức độ tiến hoá của loài.

B. mối quan hệ họ hàng giữa các loài.

C. tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài.

D. số lượng gen của mỗi loài.

Đáp án C

Bài 9 trang 28 SBT Sinh học 9: Thông thường trong giao tử cái của ruồi giấm chỉ mang

A. toàn NST X.

B. toàn NST thường.

C. một nửa là NST thường, còn một nửa là NST giới tính.

D. mỗi NST của cặp tương đồng

Đáp án D

Bài 10 trang 29 SBT Sinh học 9: Tại kì giữa, mỗi NST có

A. 1 sợi crômatit.

B. 2 sợi crômatit tách rời nhau.

C. 2 sợi crômatit đính với nhau ở tâm động.

D. 2 sợi crômatit bện xoắn với nhau.

Đáp án C

Bài 11 trang 29 SBT Sinh học 9: Trong tế bào có nhân, NST phân bố ở

A. trong nhân.     B. chất tế bào.

C. trong nhân và chất tế bào.     D. các bào quan.

Đáp án A

Bài 12 trang 29 SBT Sinh học 9: Trong chu kì tế bào, NST nhân đôi ở

A. kì đầu.     B. kì trung gian.

C. kì sau.     D.kì giữa.

Đáp án B

Bài 13 trang 29 SBT Sinh học 9: Trong nguyên phân, NST bắt đầu co ngắn, đóng xoắn diễn ra ở

A. kì đầu.     B. kì giữa.

C. kì sau.     D. kì cuối.

Đáp án A

Bài 14 trang 29 SBT Sinh học 9: Trong nguyên phân, NST tập trung ở mặt phẳng xích đạo ở thoi phân bào ở

A. kì đầu.     B. kì giữa.

C. kì sau.     D. kì cuối.

Đáp án B

Bài 15 trang 29 SBT Sinh học 9: Trong nguyên phân, NST phân li về 2 cực tế bào ở

A. kì đầu.     B. kì giữa.

C. kì sau.     D. kì cuối.

Đáp án C

Bài 16 trang 29 SBT Sinh học 9: Trong nguyên phân, những sự kiện diễn ra ở kì đầu là

A. NST kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn, hình thành thoi phân bào, NST đính vào sợi thoi phân bào, màng nhân và nhân con dần tiêu biến.

B. NST đơn bắt đầu đóng xoắn, co ngắn, hình thành thoi phân bào, NST đính vào sợi thoi phân bào, màng nhân và nhân con tiêu biến.

C. NST kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn, hình thành thoi phân bào, NST chưa đính vào sợi thoi phân bào, màng nhân và nhân con tiêu biến.

D. NST kép đóng xoắn, co ngắn cực đại, hình thành thoi phân bào, NST đính vào sợi thoi phân bào, màng nhân và nhân con tiêu biến.

Đáp án A

Bài 17 trang 30 SBT Sinh học 9: Ở một loài thực vật, bộ NST lưỡng bội là 24. Quá trình nguyên phân liên tiếp từ một tế bào B lưỡng bội của loài tạo ra số tế bào ở thế hệ tế bào cuối cùng có tổng số 192 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Số đợt nguyên phân từ tế bào B là bao nhiêu ?

A. 2 đợt phân bào.

B. 3 đợt phân bào.

C. 4 đợt phân bào.

D. 5 đợt phân bào.

Đáp án B

Bài 18 trang 30 SBT Sinh học 9: Cà độc dược có bộ NST 2n = 24. Quá trình nguyên phân từ một tế bào lá lưỡng bội của cà độc dược diễn ra liên tiếp 3 đợt. Nếu các tế bào được tạo ra đang ở kì giữa thì có bao nhiêu crômatit ?

A. 184 crômatit.     B. 284 crômatit.

C. 354 crômatit.     D. 384 crômatit.

Đáp án D

Bài 19 trang 30 SBT Sinh học 9: Ở người có bộ NST 2n = 46.

Tổng số tế bào được sinh ra trong các thế hệ tế bào do quá trình nguyên phân từ 1 tế bào lưỡng bội của người là 62. Số NST có trong thế hệ tế bào cuối cùng ở trạng thái chưa nhân đôi là bao nhiêu ?

A. 1272 NST đơn.     B. 1372 NST đơn.

C. 1472 NST đơn.     D. 1572 NST đơn.

Đáp án C

Bài 20 trang 30 SBT Sinh học 9: Trong nguyên phân, những sự kiện diễn ra ở kì sau là

A. mỗi NST kép trong cặp tương đồng phân li về một cực tế bào.

B. các NST kép phân li đồng đều về hai cực tế bào.

C. từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thàntt hai NST đơn phân li về hai cực tế bào.

D. từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành hai NST đơn cùng phân li về một cực tế bào.

Đáp án C

Bài 21 trang 30 SBT Sinh học 9: Một loài có 2n = 38. Xem bức ảnh hiển vi chụp tế bào của loài đang phân chia thì thấy trong một tế bào có 19 NST, mỗi NST gồm 2 crômatit. Tế bào ấy đang ở kì nào trong số các trường hợp dưới đây

A. Kì đầu II của giảm phân.

B. Kì đầu của nguyên phân.

C. Kì cuối II của giảm phân.

D. Kì đầu I của giảm phân.

Đáp án A

Bài 22 trang 30 SBT Sinh học 9: Tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm có 8 NST. Cơ chế phân li độc lập, tổ hợp tự do của các NST có thể tạo ra mấy loại giao tử ?

A. 8.     B. 32.

C. 4.     D. 16.

Đáp án D

Bài 23 trang 31 SBT Sinh học 9: Ở lợn, bộ NST lưỡng bội 2n = 38. Một tế bào sinh dục của lợn khi ở kì giữa I có bao nhiêu NST ?

A. 19 NST kép.     B. 38 NST kép.

C. 38 NST đơn.     D. 76 NST kép.

Đáp án B

Bài 24 trang 31 SBT Sinh học 9: Ở lợn, bộ NST lưỡng bội 2n = 38. Một tế bào sinh dục của lợn khi ở kì sau II có bao nhiêu NST ?

A. 19 NST kép.     B. 38 NST kép.

C. 38 NST đơn.     D. 76 NST kép.

Đáp án C

Bài 25 trang 31 SBT Sinh học 9: Ở trâu có bộ NST lưỡng bội 2n = 50. Một Tihóm tế bào đang giảm phân có 400 NST kép đang tiếp cận với thoi phân bào. Số lượng tế bào của nhóm là bao nhiêu ?

A. 4 tế bào.     B. 6 tế bào.

C. 8 tế bào.     D. 10 tế bào.

Đáp án C

Bài 26 trang 31 SBT Sinh học 9: Ở trâu có bộ NST lưỡng bội 2n = 50. Một nhóm tế bào đang giảm phân có 1600 NST đơn đang phân li về 2 cực tế bào. Số lượng tế bào của nhóm là bao nhiêu ?

A. 16 tế bào.     B. 24 tế bào.

C. 28 tế bào.     D. 32 tế bào.

Đáp án D

Bài 27 trang 31 SBT Sinh học 9: Trong phân bào lần II của giảm phân, NST kép xếp thành một hàng tại mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở

A. kì đầu.     B. kì giữa.

C. kì sau.     D. kì cuối.

Đáp án B

Bài 28 trang 31 SBT Sinh học 9: Quá trình nguyên phân liên tiếp từ một tế bào lưỡng bội của loài A tạo được 4 tế bào mới với 64 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Số lượng NST trong bộ lưỡng bội của loài A là bao nhiêu ?

A. Bộ NST của loài A có 2n = 4.

B. Bộ NST của loài A có 2n = 8.

C. Bộ NST của loài A có 2n = 16.

D. Bộ NST của loài A có 2n = 18.

Đáp án C

Bài 29 trang 31 SBT Sinh học 9: Một tế bào sinh dục mang 2 cặp NST tương đồng kí hiệu là : A ~ a ; B ~ b, qua giảm phân có thể cho ra những loại giao tử nào

A. AB, Ab, aB, Bb.     B. AB, Aa, aB, ab.

C. AB, Ab, aB, ab.     D. AA, Ab, aB, ab.

Đáp án C

Bài 30 trang 32 SBT Sinh học 9: Một tế bào sinh dục mang 3 cặp NST tương đồng kí hiệu là : A ~ a ; B ~ b ; D ~ d, qua giảm phân có thể cho ra những loại giao tử nào ?

A. ABD, Aad, AbD, Abd, aBD, aBd, abD, abd.

B. ABD, ABb, AbD, Abd, aBD, aBd, abD, abd.

C. ABD, ABd, AbD, Abd, aBD, aBd, abD, aDd.

D. ABD, ABd, AbD, Abd, aBD, aBd, abD, abd.

Đáp án D

Bài 31 trang 32 SBT Sinh học 9: Trong kì trung gian giữa 2 lần phân bào của giảm phân rất khó quan sát NSTvì

A. NST chưa tự nhân đôi.

B. NST tồn tại dưới dạng sợi rất mảnh.

C. các NST tương đồng chưa liên kết thành từng cặp.

D. NST ra khỏi nhân và phân tán trong chất tế bào.

Đáp án B

Bài 32 trang 32 SBT Sinh học 9: Sự phối hợp của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đảm bảo cho sự duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của các loài động vật qua các thế hộ cơ thể diễn ra theo trật tự nào trong một thế hệ cơ thể ?

A. Nguyên phân → Giảm phân → Thụ tinh.

B. Giảm phân → Nguyên phân → Thụ tinh.

C. Giảm phân → Thụ tinh → Nguyên phân.

D. Thụ tinh → Nguyên phân → Giảm phân.

Đáp án B

Bài 33 trang 32 SBT Sinh học 9: Sự thu gọn cấu trúc không gian của NST có vai trò

A. tạo thuận lợi cho các NST giữ vững được cấu trúc trong quá trình phân bào.

B. tạo thuận lợi cho các NST không bị đột biến trong quá trình phân bào.

C. tạo thuận lợi cho các NST tương đồng tiếp hợp trong quá trình giảm phân.

D. tạo thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp các NST trong quá trình phân bào.

Đáp án D

Bài 34 trang 32 SBT Sinh học 9: Ở người, bộ NST 2n = 46. Số kiểu tổ hợp giao tử khác nhau được tạo thành là bao nhiêu ?

A. Số kiểu tổ hợp giao tử được tạo thành là 223

B. Số kiểu tổ hợp giao tử được tạo thành là 323

C. Số kiểu tổ hợp giao tử được tạo thành là 423

D. Số kiểu tổ hợp giao tử được tạo thành là 523

Đáp án B

Bài 35 trang 32 SBT Sinh học 9: Ở người, bộ NST 2n = 46, khả năng sinh ra đứa trẻ nhận được ít nhất 1 cặp NST, trong đó có 1 từ ông nội, còn 1 từ bà ngoại là bao nhiêu ?

A. 1/2     B. 1/4

C. 1/8     D. 1/16

Đáp án B

Bài 36 trang 33 SBT Sinh học 9: Sự hình thành giới tính ở cá thể của nhiều loài động vật không được xác định bởi

A. ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ngoài.

B. ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong.

C. sự phân li của cặp NST thường.

D. sự phân li của cặp NST giới tính.

Đáp án C

Bài 37 trang 33 SBT Sinh học 9: Ở những loài mà đực là giới dị giao tử thì trường hợp nào đảm bảo tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1 ?

A. Số giao tử đực bằng số giao tử cái.

B. Số cá thể đực và số cá thể cái trong loài bằng nhau.

C. Hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương.

D. Xác suất thụ tinh của hai loại giao tử đực (mang NST X và NST Y) với giao tử cái không tương đương.

Đáp án C

Bài 38 trang 33 SBT Sinh học 9: Cặp NST giới tính quy định giới tính nào dưới đây không đúng ?

A. Ở người: XX - nữ, XY - nam.

B. Ở ruồi giấm : XX - đực, XY - cái.

C. Ở gà : XX - trống, XY - mái.

D. Ở lợn : XX - cái, XY - đực.

Đáp án B

Bài 39 trang 33 SBT Sinh học 9: Ý nghĩa thực tiễn của di truyền giới tính là gì ? .

A. Điều khiển giới tính của cá thể.

B. Điều khiển tỉ lệ đực, cái và giới tính trong quá trình phát triển cá thể.

C. Phát hiện các yếu tố của môi trường trong cơ thể ảnh hưởng đến giới tính.

D. Phát hiện các yếu tố của môi trường ngoài cơ thể ảnh hưởng đến giới tính.

Đáp án B

Bài 40 trang 33 SBT Sinh học 9: Cơ chế xác định giới tính nào sau đây là đúng ?

A. Tinh trùng mang X thụ tinh với trứng mang X tạo hợp tử phát triển thành con gái.

B. Tinh trùng mang X thụ tinh với trứng mang X tạo hợp tử phát triển thành con trai.

C. Tinh trùng mang Y thụ tinh với trứng mang X tạo hợp tử phát triển thành con gái.

D. Tinh trùng mang X thụ tinh với trứng mang Y tạo hợp tử phát triển thành con trai.

Đáp án A

Bài 41 trang 34 SBT Sinh học 9: Điều kiện nào sau đây không đúng đối với sự đảm báo tỉ lệ đực : cái là 1 : 1 ?

A. Số lượng giao tử mang X và Y bằng nhau ở thể dị giao.

B. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và cái.

C. Các hợp tử có sức sống ngang nhau.

D. Sự thụ tinh có chọn lọc.

Đáp án D

Bài 42 trang 34 SBT Sinh học 9: Giới tính của cơ thể được xác định chủ yếu do yếu tố nào sau đây ?

A. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong cơ thể.

B. Cơ chế NST giới tính.

C. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ngoài cơ thể.

D. Chuyển đổi giới tính trong quá trình phát sinh cá thể.

Đáp án A

Bài 43 trang 34 SBT Sinh học 9: Ớ ruồi giấm, thân xám trội so với thân đen, cánh dài trội so với cánh cụt. Khi lai ruồi thân xám, cánh dài thuần chủng với ruồi thân đen, cánh cụt được F1 toàn thân xám, cánh dài. Cho con đực F1 lai với con cái thân đen, cánh cụt thu được tỉ lệ

A. 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt.

B. 2 thân xám, cánh dài : ĩ thân đen, cánh cụt.

C. 3 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt.

D. 4 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt.

Đáp án A

Bài 44 trang 34 SBT Sinh học 9: Khi lai ruồi thân xám, cánh dài thuần chủng với ruồi thân đen, cánh cụt được F1 toàn thân xám, cánh dài. Cho con đực F1 lai với con cái thân đen, cánh cụt thu được tỉ lộ 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen. cánh cụt.

Để giải thích kết quả phép lai, Moocgan cho rằng :

A. các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh nằm trẽn 2 NST.

B. các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh năm trên 1 NST và liên kết hoàn toàn.

C. màu sắc thân và hình dạng cánh do 2 gen nằm ở 2 đầu mút NST quy định.

D. màu sắc thân và hình dạng cánh do 2 gen nằm xa nhau trên 1,NST quy định.

Đáp án B

Bài 45 trang 34 SBT Sinh học 9: Cơ sở tế bào học của sự liên kết hoàn toàn là

A. các gen trong nhóm liên kết cùng phân li với NST trong quá trình phân bào.

B. các gen trong nhóm liên kết di truyền khôns đồng thời với nhau.

C. sự phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân.

D. sự thụ tinh đã đưa đến sự tổ hợp của các NST tương đồng.

Đáp án A

Bài 46 trang 35 SBT Sinh học 9: Điều nào sau đây không đúng với nhóm gen liên kết ?

A. Các gen nằm trên một NST tạo thành một nhóm gen liên kết.

B. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó.

C. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ lưỡng bội của loài đó.

D. Số nhóm tính trạng di truyền liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết.

Đáp án C

Bài 47 trang 35 SBT Sinh học 9: Ý nghĩa thực tiễn của sự di truyền liên kết hoàn toàn là gì ?

A. Để xác định số nhóm gen liên kết.

B. Đảm bảo sự di truyền bền vững của các tính trạng.

C. Đảm bảo sự di truyền ổn định của nhóm gen quý, nhờ đó người ta chọn lọc đồng thời được các nhóm tính trạng có giá trị.

D. Dễ xác định được số nhóm gen liên kết của loài.

Đáp án C

Bài 48 trang 35 SBT Sinh học 9: Cho 2 thứ đậu thuần chủng là hạt trơn, không có tua cuốn và hạt nhăn, có tua cuốn giao phấn với nhau được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau đước F2 có tỉ lệ : 1 hạt trơn, không có tua cuốn : 2 hạt trơn, có tua cuốn : 1 hạt nhăn, có tua cuốn.

Kết quả phép lai được giải thích như thế nào ?

A. Sự tổ hợp lại các tính trạng của P.

B. Hai cặp tính trạng di truyền liên kết.

C. Hai cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau.

D. Từng cặp tính trạng đều phân li theo tỉ lệ 3 : 1.

Đáp án B

Các bài giải bài tập sách bài tập Sinh học 9 (SBT Sinh học 9) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Sinh học 9 hay khác:

chuong-2-nhiem-sac-the.jsp

Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học