Khoa học 4 VNEN Bài 26: Nóng lạnh và nhiệt độ

1. Đọc và trả lời:

Trong hình 1, cốc nước nào có nhiệt độ cao nhất, cốc nước nào có nhiệt độ thấp nhất?

Bài 26: NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ

Trả lời:

Trong hình 1:

- Cốc nước có nhiệt độ cao nhất là cốc nước nóng

- Cốc nước có nhiệt độ thấp nhất là cốc nước có nước đá

2. Quan sát và thảo luận

- Nhiệt kế dùng để đo làm gì?

- Quan sát hình 2 và cho biết nhiệt kế chỉ bao nhiêu độ?

Trả lời:

- Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ của vật.

- Quan sát hình 2 ta thấy, nhiệt kế đang chỉ mức 300C

3. Đọc và trả lời

- Lúc bình thường, nhiệt độ cơ thể khoảng bao nhiêu?

- Khi nhiệt độ cơ thể cao (hay thấp) hơn bình thường thì phải làm gì?

Trả lời:

- Lúc bình thường, nhiệt độ cơ thể khoảng 370C

- Khi nhiệt độ cơ thế cao (hay thấp) hơn bình thường thì cần phải cần phải đi khám và chữa bệnh vì lúc đó nhiệt độ cơ thể không ở trạng thái bình thường.

4. Thực hành đo nhiệt độ

a) Chuẩn bị dụng cụ: nhiệt kế, cốc nước ấm (hoặc lạnh).

b) Cách tiến hành:

- Cả lớp nghe thầy / cô giáo hướng dẫn cách sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ

- Cả lớp sử dụng nhiệt kể để đo nhiệt độ nước trong cốc

Trả lời:

Thực hành trên lớp học

5. Làm thí nghiệm tìm hiểu sự truyền nhiệt

Bài 26: NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ

Theo em, sau một lúc đặt cốc nước nóng vào trong chậu nước lạnh, mức độ nóng, lạnh của cốc nước và chậu nước có thay đổi không? Nếu có thì thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Theo em, sau một lúc đặt cốc nước nóng vào trong chậu nước lạnh, mức độ nóng, lạnh của cốc nước và chậu nước sẽ thay đổi. Cụ thể là cốc nước nóng sẽ lạnh bớt so với ban đầu, chậu nước sẽ ấm hơn so với ban đầu

6. Đọc nội dung sau

Vật có nhiệt độ cao hơn truyền nhiệt cho vật có nhiệt độ thấp hơn. Khi đó, vật có nhiệt độ cao hơn toả nhiệt nên bị lạnh đi, vật có nhiệt độ thấp hơn thu nhiệt nên nóng lên.

7. Làm thí nghiệm tìm hiểu sự giãn nở của nước

Thí nghiệm (SGK trang 20,21 Khoa Học 4 VNEN tập hai)

Trả lời:

Điền vào chỗ chấm như sau:

+ Khi nhúng lọ nước vào nước nóng, nước trong lọ nóng lên, mực nước trong ống dâng cao lên. Điều này cho thấy nước trong lọ nở ra khi nóng lên

+ Khi nhúng nước vào nước lạnh, nước trong lọ lạnh đi, mực nước trong ống hạ thấp xuống. Điều này cho thấy nước trong lọ co lại khi lạnh đi.

Giải thích: Ở mỗi nhiệt độ khác nhau nước sẽ có độ co và dãn khác nhau. Khi nhiệt độ càng lạnh thì nước sẽ co lại, khi nhiệt độ nóng nước sẽ nở ra, nên theo đó mực nước cũng thay đổi theo.

8. Đọc nội dung sau

Các chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

Bài 26: NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ

Câu 1 (Trang 21 khoa học 4 VNEN tập 2)

a. Điền vào chỗ (....) (sử dụng các từ, cụm từ tay, chiếc cốc, nước nóng):

Khi sờ vào chiếc cốc được đổ đầy nước nóng, chúng ta cảm thấy nóng là vì, ...đã truyền nhiệt cho chiếc cốc, nhiệt từ ...... lại truyền cho .........

b. Chạm tay vào một vật lấy từ tủ lạnh ra, ta thấy tay mát lạnh. Hãy khoanh chữ cái đầu câu đúng:

A. Có sự truyền nhiệt từ vật sang tay ta làm ta cảm thấy lạnh

B. Có sự truyền nhiệt từ tay ta sang vật nên ta cảm thấy lạnh

c. Tại sao khi đun nước không nên đổ đầy nước vào ấm đun sôi?

Trả lời:

a. Điền vào chỗ chấm:

Khi sờ vào chiếc cốc được đổ đầy nước nóng, chúng ta cảm thấy nóng là vì nước nóng đã truyền nhiệt cho chiếc cốc, nhiệt từ chiếc cốc lại truyền cho tay.

b. Đáp án đúng là: A. Có sự truyền nhiệt từ vật sang tay ta làm ta cảm thấy lạnh

c. Khi đun nước không nên đổ đầy nước vào ấm đun vì nếu đổ đầy nước, khi nhiệt độ tăng lên nước sẽ nở ra sẽ khiến nước bị tràn ra ngoài. Vì vậy, chúng ta chỉ nên đổ một lượng nước vừa phải vào trong ấm đun.

2. Thực hành

Thực hành làm các tấm biển báo hiệu nơi nóng và báo hiệu nơi lạnh. Trao đổi với các bạn về các vị trí có thể đặt các tấm biển báo đó ở nhà hoặc ở trường.

Trả lời:

Thực hành trên lớp học.

Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học lớp 4 chương trình VNEN hay khác:


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học