Công nghệ 6 Bài 3: Giữ gìn vệ sinh nhà ở
1 (Trang 18 Công nghệ 6 VNEN). Thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp?
Trả lời:
Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp tức là được quét dọn và lau chùi thường xuyên, đồ đạc được sắp xếp hợp lí và ngăn nắp, thuận tiện cho việc sử dụng và đi lại quanh nhà.
2 (Trang 18 Công nghệ 6 VNEN). Tác hại của việc không giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp như thế nào?
Trả lời:
- Tạo cảm giác bí bách trong nhà.
- Gây mất diện tích ngôi nhà, bất tiện khi sử dụng.
- Mất nhiều thời gian dọn dẹp, lau chùi.
- Có thể tích tụ các mầm bệnh khi không được dọn dẹp: ổ muỗi, ruồi, gián, …
3 (Trang 18 Công nghệ 6 VNEN). Hãy cho biết cảm nghĩ của em khi:
a. Đến một ngôi nhà sạch sẽ, ngăn nắp
b. Được học tập ở một ngôi trường sạch đẹp, ngăn nắp.
Trả lời:
a) Khi đến một ngôi nhà sạch sẽ, ngăn nắp cảm giác của em là rất thoải mái khi sử dụng mọi đồ vật, thuận tiện hơn cho học tập và làm việc.
b) Được học tập ở một ngôi trường sạch đẹp, ngăn nắp giúp em tập trung học tập hơn, yêu trường lớp hơn.
4 (Trang 18 Công nghệ 6 VNEN). Làm thế nào để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp?
Trả lời:
Cần thường xuyên lau chùi, dọn dẹp nhà ở.
Tiết kiệm không gian sống, bố trí các đồ vật hợp lí.
1. Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
a) Đọc thông tin
b) Thực hiện nhiệm vụ (trang 19 Công nghệ 6 VNEN).
- Chọn một trong các từ/ cụm từ sức khoẻ, chăm sóc, sạch đẹp, tiết kiệm, vẻ đẹp, môi trường để điền vào chỗ chấm cho thích hợp:
- Trả lời các câu hỏi:
+ Nhà ở sạch sẽ ngăn nắp sẽ có những ưu điểm, thuận lợi gì?
+ Nhà ở bừa bộn, mất vệ sinh có những nhược điểm, tác hại gì?
- Quan sát các hình ảnh trong hình 6 và trả lời câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về sự đảm bảo vệ sinh, ngăn nắp của nhà ở trong các hình ảnh này?
+ Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự lộn xộn, thiếu vệ sinh của nhà ở là do thiên nhiên, con người hay điều kiện kinh phí?
- Ghép mỗi Đặc điểm với một nội dung Kết quả ở bảng sau thành từng cặp cho phù hợp.
- Suy nghĩ và rút ra các kết luận về:
+ Thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp?
+ Tại sao cần phải giữ cho nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp?
Trả lời:
- Điền vào chỗ chấm:
+ Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp là ngôi nhà có môi trường sống luôn luôn sạch đẹp, thuận tiện và khẳng định có sự chăm sóc, giữ gìn bởi con người.
+ Giữ cho nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp để: đảm bảo sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình, tiết kiệm thời gian khi tìm vật dụng và làm tăng vẻ đẹp của nhà ở.
- Trả lời câu hỏi:
+ Quan điểm của Nam là chỉ khi nào cần thiết như có khách thì mới dọn dẹp nhà ở. Quan điểm này sai.
+ Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp giúp ta bảo vệ sức khoẻ, thuận tiện hơn khi sử dụng đồ đạc và trong công việc lẫn học tập. Tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người ở.
+ Nhà ở bừa bộn, mất vệ sinh không đảm bảo sức khoẻ, mất thời gian tìm kiếm đồ đạc, không tạo nên sự mát mẻ, dễ chịu,…
- Quan sát các hình ảnh trong hình 6 và trả lời câu hỏi:
+ Hình A, D, E, H đảm bảo về vệ sinh, ngăn nắp của nhà ở. Còn hình B, C, F, G không đảm bảo về vệ sinh lẫn ngăn nắp.
+ Nguyên nhân chủ yếu là do con người. Sự xáo trộn, không sạch sẽ,… do thiên nhiên chỉ là nhất thời khi nhà ở chịu ảnh hưởng của giông bão, lũ lụt.
- Ghép mỗi Đặc điểm với một nội dung Kết quả ở bảng sau thành từng cặp cho phù hợp.
1) – c); 2) – f); 3) – d); 4) – e); 5) – b); 6) – a).
- Suy nghĩ và rút ra các kết luận về:
+ Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp là ngôi nhà có môi trường sống luôn luôn sạch đẹp, thuận tiện và khẳng định có sự chăm sóc, giữ gìn bởi con người.
+ Để đảm bảo sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình, tiết kiệm thời gian khi tìm vật dụng và làm tăng vẻ đẹp của nhà ở,...
2. Giữ gìn trường, lớp sạch đẹp
Thực hiện nhiệm vụ (trang 21 Công nghệ 6 VNEN).
Trả lời câu hỏi:
+ Hãy kể những việc mà HS nên làm để góp phần giữ gìn trường, lớp sạch sẽ, ngăn nắp.
+ Hãy kể những việc mà học sinh không nên làm để giữ gìn trường, lớp sạch sẽ, ngăn nắp.
Trả lời:
+ Học sinh có thể làm một số việc như: không xả rác bừa bãi; quét lớp, quét sân trường đúng lúc; chăm sóc cây, hoa trong trường; không viết, vẽ bậy lên tường, lên bàn, ghế;…
+ Học sinh không nên vứt rác bừa bãi, không dọn dẹp lớp và trường học,…
Trong góc học tập có các bộ gồm 10 thẻ chữ có nội dung như sau:
1 (Trang 22 Công nghệ 6 VNEN). Mỗi nhóm lấy một bộ gồm 10 thẻ, thảo luận rồi đặt các thẻ chữ ô nên làm hoặc không nên làm trong bảng sau sao cho phù hợp với việc giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
Trả lời:
Nên làm: A, B, C, D, E, G
Không nên làm: F, H, I, J
2 (Trang 22 Công nghệ 6 VNEN). Trao đổi về những việc nên làm và không nên làm để giữ gìn nhà ở, trường lớp ngăn nắp sạch sẽ
Trả lời:
Nên làm: quét dọn nhà ở, lớp học thường xuyên.
Không nên làm: vứt rác bừa bãi trong nhà ở, lớp học. Đồ dùng, vật dụng vứt bừa bãi sau khi sử dụng.
1 (Trang 22 Công nghệ 6 VNEN). Em Hãy quan sát nhà ở của mình và suy nghĩ tìm cách thực hiện để giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp
Trả lời:
Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, để đồ đạc gọn gàng sau khi sử dụng, không vứt đồ bừa bãi ra nhà. Đồ dùng không dùng đến thì nên vứt đi hoặc cất gọn lại trong nhà kho.
2 (Trang 22 Công nghệ 6 VNEN). Trao đổi với mọi người trong gia đình để thống nhất và cùng thực hiện theo những điều em đã nêu
Trả lời:
Nên thống nhất với mọi người trong nhà nên dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, cất gọn gàng đồ đạc sau khi sử dụng.
1 (Trang 22 Công nghệ 6 VNEN). Em hiểu thế nào vê câu : "Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm"
Trả lời:
Nhà sạch tạo cảm giác thoải mái cho người ở, bát sạch tạo cảm giác ăn uống sạch sẽ, ngon miệng hơn. Đây là câu nói về sự sạch sẽ tạo nên tâm lí thoải mái, dễ chịu.
2 (Trang 22 Công nghệ 6 VNEN). Ngoài câu trên em hãy tìm các câu ca dao tục ngữ khác nói về lợi ích khi giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp
Trả lời:
Trường sạch thì mát, nhà sạch thì xinh.
Màu mỡ không bằng ở sạch.
Sạch sẽ là mẹ con người
Sạch sẽ là mẹ sức khoẻ.
Muốn mát thì ở nhà gạch, muốn sạch thì quét chổi cùn
3 (Trang 22 Công nghệ 6 VNEN). Trao đổi với bố mẹ, người thân trong gia đình về các nguồn gây ô nhiễm môi trường sống quanh nơi ở của gia đình và đề xuất các biện pháp khắc phục hoặc làm giảm sự ô nhiễm môi trường
Trả lời:
Nguồn gây ô nhiễm ở khắp xung quanh ta: khí thải, nước thải từ nhà máy; khí thải từ các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, công nông. Chúng ta cần hạn chế xả rác bừa bãi, sử dụng túi ni lông. Đề xuất với cơ quan chức năng chính quyền trồng nhiều cây xanh, kiểm soát gắt gao về xử lí nước thải của các doanh nghiệp.
Xem thêm các bài Giải bài tập Công nghệ lớp 6 chương trình VNEN hay khác:
- Bài 1: Nhà ở đối với con người
- Bài 2: Bố trí đồ đạc trong nhà ở
- Bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc
- Bài 2: Trang phục và thời trang
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều