Vật Lí 12 trang 19, 20 (sách mới) | Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều



Lời giải bài tập Vật Lí 12 trang 19, 20 sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều sẽ giúp học sinh lớp 12 dễ dàng làm bài tập Vật Lí 12 trang 19, 20.




Lưu trữ: Giải Vật Lí 12 trang 19, 20 (sách cũ)

C1 trang 20 SGK: Hãy làm thí nghiệm như Hình 4.3. Con lắc điều khiển D được kéo sang một bên rồi thả ra cho dao động.

Giải bài tập Vật Lý 12 | Để học tốt Vật Lý 12

a) Các con lắc khác có dao động không?

b) Con lắc nào dao động mạnh nhất? Tại sao?

Trả lời:

Học sinh làm thí nghiệm quan sát và nhận xét:

a) Các con lắc khác có dao động vì các con lắc này đều chịu tác dụng của lực cưỡng bức do con lắc D dao động gây ra truyền qua dây nối các điểm treo của chúng nên chúng sẽ dao động cưỡng bức với chu kỳ bằng chu kỳ của con lắc D.

b) Con lắc C dao động mạnh nhất. vì A, B, C, E, G đều dao động cưỡng bức, Do chiều dài dây treo con lắc C bằng chiều dài dây treo con lắc D, nên tần số của lực cưỡng bức lên con lắc C bằng tần số dao động riêng của nó, nên nó sẽ dao động với biên độ lớn nhất (hiện tượng cộng hưởng).

C2 trang 20 SGK:

a) Tại sao biên độ dao động cưỡng bức của thân xe trong ví dụ III.2 lại nhỏ?

b) Tại sao với một lực đẩy nhỏ ta có thể làm cho chiếc đu có người ngồi đung đưa với biên độ lớn?

Trả lời:

a) Trong thực tế, người ta chế tạo sao cho tần số của lực cưỡng bức gây ra bởi chuyển động của pittong trong xilanh của máy nổ khác xa tần số riêng của khung xe để tránh dao động mạnh, tránh vỡ các thiết bị máy.

b) Vì tần số do lực tác dụng (lực đẩy) bằng với tần số riêng của chiếc đu, gây ra sự cộng hưởng nên chiếc đu chuyển động có biên độ lớn.

Các bài giải bài tập Vật lý 12 bài 4 khác :


bai-4-dao-dong-tat-dan-dao-dong-cuong-buc.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học