Giải bài tập Vật Lí lớp 8 Bài 18: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương 1: Cơ học

A. Ôn Tập

Bài 1 trang 62 SGK Vật Lí 8 (Video giải tại 1:04): Chuyển động cơ học là gì? Cho hai ví dụ.

Hướng dẫn giải:

Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác.

Ví dụ:

- Ô tô chuyển động so với cây hai bên đường.

- Quả táo rơi từ trên cây xuống.

Bài 2 trang 62 SGK Vật Lí 8 (Video giải tại 3:45): Nêu một ví dụ chứng tỏ một vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác?

Hướng dẫn giải:

Hành khách ngồi trên ô tô đang chạy thì hành khách chuyển động đối với cây bên đường, nhưng lại đứng yên so với ô tô.

Bài 3 trang 62 SGK Vật Lí 8 (Video giải tại 5:02): Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động? Công thức tính vận tốc? Đơn vị vận tốc?

Hướng dẫn giải:

- Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính nhanh hay chậm của chuyển động.

- Công thức tính:

Giải bài tập Vật Lí 8 | Giải Lý lớp 8

Bài 4 trang 62 SGK Vật Lí 8 (Video giải tại 6:50): Chuyển động không đều là gì? Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều.

Hướng dẫn giải:

- Chuyển động không đều là chuyển động mà độ lớn của vận tốc thay đổi theo thời gian.

- Công thức tính vận tốc trung bình:

Giải bài tập Vật Lí 8 | Giải Lý lớp 8

Bài 5 trang 62 SGK Vật Lí 8 (Video giải tại 8:56): Lực có tác dụng như thế nào đối với vận tốc? Nêu ví dụ minh họa.

Hướng dẫn giải:

- Lực có tác dụng làm thay đổi vận tốc chuyển động của vật.

- Ví dụ: Lực ma sát ở phanh xe máy và lực ma sát giữa lốp xe với đường làm xe máy chuyển động chậm dần và dừng lại.

Bài 6 trang 62 SGK Vật Lí 8 (Video giải tại 10:42): Nêu các yếu tố của lực và cách biểu diễn lực?

Hướng dẫn giải:

- Các yếu tố của lực: điểm đặt, phương, chiều và cường độ.

- Cách biểu diễn lực:

  Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (gọi là điểm đặt của lực).

  Phương và chiều là phương và chiều của lực.

  Độ dài biểu diễn cường độ (độ lớn) của lực theo một tỉ xích cho trước.

Bài 7 trang 62 SGK Vật Lí 8 (Video giải tại 13:37): Thế nào là hai lực cân bằng ? Một vật chịu tác dụng của các lực cân bằng sẽ thế nào khi:

a) Vật đứng yên?

b) Vật đang chuyển động?

Hướng dẫn giải:

- Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

- Một vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ :

a) Đứng yên khi vật đứng yên.

b) Chuyển động thẳng đều khi vật đang chuyển động.

Bài 8 trang 62 SGK Vật Lí 8 (Video giải tại 16:17): Lực ma sát xuất hiện khi nào ? Nêu hai ví dụ về lực ma sát.

Hướng dẫn giải:

- Lực ma sát xuất hiện khi một vật trượt, lăn hoặc nằm yên trên mặt một vật khác.

- Ví dụ:

   + Lực ma sát ở phanh xe máy và lực ma sát giữa lốp xe với đường làm xe máy chuyển động chậm dần và dừng lại.

   + Búng hòn bi trên mặt sàn nhà. Lực ma sát làm hòn bi lăn chậm dần rồi dừng lại.

Bài 9 trang 62 SGK Vật Lí 8 (Video giải tại 19:33): Nêu hai ví dụ chứng tỏ vật có quán tính.

Hướng dẫn giải:

- Khi ô tô đột ngột rẽ phải, hành khách trên xe bị nghiêng về phía trái.

- Khi nhảy từ bậc cao xuống, chân ta bị gập lại.

Bài 10 trang 62 SGK Vật Lí 8 (Video giải tại 21:36): Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Công thức tính áp suất. Đơn vị áp suất.

Hướng dẫn giải:

- Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào hai yếu tố : Độ lớn của lực tác dụng lên vật và diện tích bề mặt tiếp xúc lên vật.

- Công thức tính áp suất :

Giải bài tập Vật Lí 8 | Giải Lý lớp 8

- Đơn vị áp suất là paxcan : 1Pa = 1 N/m2.

Bài 11 trang 62 SGK Vật Lí 8 (Video giải tại 23:44): Một vật nhúng chìm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực đẩy có phương, chiều và độ lớn như thế nào?

Hướng dẫn giải:

- Lực đẩy có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên và độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.

- Lực này gọi là lực đẩy Ác-si-mét.

Bài 12 trang 62 SGK Vật Lí 8 (Video giải tại 25:42): Điều kiện để một vật chìm xuống, nổi lên, lơ lửng trong chất lỏng.

Hướng dẫn giải:

- Chìm xuống : P > FA

- Nổi lên : P < FA

- Lơ lửng : P = FA

Trong đó :

P là trọng lượng của vật.

FA là lực đẩy Ác-si-mét.

Bài 13 trang 62 SGK Vật Lí 8 (Video giải tại 27:13): Trong khoa học thì thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong trường hợp nào ?

Hướng dẫn giải:

Trong khoa học thì thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong trường hợp có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời.

Bài 14 trang 62 SGK Vật Lí 8 (Video giải tại 28:36): Viết biểu thức tính công cơ học. Giải thích rõ ràng từng đại lượng trong biểu thức tính công. Đơn vị công.

Hướng dẫn giải:

- Biểu thức tính công cơ học:

      A = F.s

Trong đó:

F: lực tác dụng lên vật (N).

s: quãng đường vật đi được theo phương của lực (m).

- Đơn vị công là jun kí hiệu là J (1J = 1 N.m).

kilojun kí hiệu là (kJ) (1 kJ = 1000 J).

Bài 15 trang 63 SGK Vật Lí 8 (Video giải tại 29:44): Phát biểu định luật về công.

Hướng dẫn giải:

- Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công.

- Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

Bài 16 trang 63 SGK Vật Lí 8 (Video giải tại 31:16): Công suất cho ta biết điều gì?

Hướng dẫn giải:

Công suất cho ta biết khả năng thực hiện công của một người hay một máy trong một đơn vị thời gian.

Bài 17 trang 63 SGK Vật Lí 8 (Video giải tại 32:22): Thế nào là sự bảo toàn cơ năng ? Nêu ba ví dụ về sự chuyển hóa từ dạng cơ năng này sang dạng cơ năng khác.

Hướng dẫn giải:

- Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.

- Ví dụ:

1. Mũi tên được bắn đi từ chiếc cung.

2. Nước từ trên đập cao chảy xuống.

3. Ném một vật lên cao theo phương thẳng đứng.

B - Vận dụng

I - Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án mà em cho là đúng.

Bài 1 trang 63 SGK Vật Lí 8 (Video giải tại 36:39): Hai lực được gọi là cân bằng khi:

A. Cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn.

B. Cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.

C. Cùng phương, cùng độ lớn, cùng đặt lên một vật

D. Cùng đặt lên một vật, cùng độ lớn, phương nằm trên một đường thẳng, chiều ngược nhau

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án D. Cùng đặt trên một vật, cùng độ lớn, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

Bài 2 trang 63 SGK Vật Lí 8 (Video giải tại 37:32): Xe ô tô đang chuyển động đột ngột dừng lại. Hành khách trong xe bị:

A. Ngả người về phía sau.

B. Nghiêng về bên trái.

C. Nghiêng về bên phải.

D. Xô người về phía trước.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án D. Xô người về phía trước.

Bài 3 trang 63 SGK Vật Lí 8 (Video giải tại 38:03): Một đoàn mô tô chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc đi ngang qua một ô tô đỗ bên đường. Ý kiến nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Các mô tô chuyển động đối với nhau.

B. Các mô tô đứng yên đối với nhau.

C. Các mô tô đứng yên đối với ô tô.

D. Các mô tô và ô tô cùng chuyển động đối với mặt đường.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án B. Các mô tô đứng yên đối với nhau.

Bài 4 trang 63 SGK Vật Lí 8 (Video giải tại 39:27): Hai thỏi kim loại hình trụ, một bằng nhôm, một bằng đồng có cùng khối lượng được treo vào hai đầu cân đòn thì đòn cân cân bằng (H.18.1). Khi nhúng cả hai vào nước thì đòn cân:

A. Nghiêng về bên phải.

B. Nghiêng về bên trái.

C. Vẫn cân bằng.

D. Nghiêng về phía thỏi được nhúng sâu hơn trong nước.

Giải bài tập Vật Lí 8 | Giải Lý lớp 8

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án A. Nghiêng về bên phải.

Ban đầu đòn cân cân bằng chứng tỏ trọng lực của hai thỏi bằng nhau. Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn đồng nên thỏi nhôm có thể tích lớn hơn. Do vậy khi nhúng ngập cả hai vào nước thì lực đẩy Ac-si-mét lên thỏi nhôm sẽ lớn hơn, do vậy cân bị nghiêng về bên thỏi đồng.

Bài 5 trang 64 phần vận dụng SGK Vật Lí 8 (Video giải tại 41:51): Để dịch chuyển vật nặng lên cao người ta có thể dùng nhiều cách. Liệu có cách nào dưới đây cho ta lợi về công không?

A. Dùng ròng rọc động.

B. Dùng ròng rọc cố định.

C. Dùng mặt phẳng nghiêng.

D. Cả ba cách trên đều không cho lợi về công.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án D. Cả ba cách trên đều không cho lợi về công.

Bài 6 trang 64 phần vận dụng SGK Vật Lí 8 (Video giải tại 42:21): Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có thế năng vừa có động năng?

A. Chỉ khi vật đang đi lên.

B. Chỉ khi vật đang rơi xuống.

C. Chỉ khi vật lên đến điểm cao nhất.

D. Cả khi vật đang đi lên và đang đi xuống.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án D. Cả khi vật đang đi lên và đang đi xuống.

II - Trả lời câu hỏi

Bài 1 trang 64 SGK Vật Lí 8 (Video giải tại 43:48): Ngồi trong xe ô tô đang chạy, ta thấy hai hàng cây bên đường chuyển động theo chiều ngược lại. Giải thích hiện tượng này.

Hướng dẫn giải:

Nếu chọn ô tô làm vật mốc (người ngồi trên xe cũng là vật làm mốc) thì hai hàng cây bên đường sẽ chuyển động ngược lại đối với xe nên ta thấy hai hàng cây bên đường chuyển động theo chiều ngược lại.

Bài 2 trang 64 SGK Vật Lí 8 (Video giải tại 45:38): Vì sao khi mở nắp chai bị vặn chặt, người ta phải lót tay bằng vải hoặc cao su?

Hướng dẫn giải:

Để làm tăng ma sát giữa tay vặn và nắp chai, như vậy sẽ đễ mở hơn.

Bài 3 trang 64 SGK Vật Lí 8 (Video giải tại 46:43): Các hành khách đang ngồi trên xe ô tô bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái. Hỏi lúc đó xe ô tô đang lái sang phía nào?

Hướng dẫn giải:

Xe ô tô đang lái sang phía bên phải.

Bài 4 trang 64 SGK Vật Lí 8 (Video giải tại 47:13): Tìm một ví dụ chứng tỏ tác dụng của áp suất phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích bị ép.

Hướng dẫn giải:

Đinh nhọn dễ đóng vào gỗ hơn so với trường hợp đầu đinh đã bị tà vì diện tích bị ép nhỏ hơn. Với cùng một cái đinh, nếu dùng búa đập mạnh thì đinh dễ ăn sâu vào gỗ hơn.

Bài 5 trang 64 phần trả lời câu hỏi SGK Vật Lí 8 (Video giải tại 49:24): Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Acsimét được tính như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Acsimét được tính bằng công thức: Fa = V.d

(trong đó V là thề tích phần vật chìm trong chất lỏng, d là trọng lượng riêng của chất lỏng). Có thể tính bằng cách khác là lực đẩy Ácsimét bằng trọng lượng của vật.

Bài 6 trang 64 phần trả lời câu hỏi SGK Vật Lí 8 (Video giải tại 50:38): Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào có công cơ học?

- Cậu bé trèo cây.

- Em học sinh ngồi học bài.

- Nước ép lên thành bình đựng.

- Nước chảy xuống từ đập chắn nước.

Hướng dẫn giải:

Trường hợp có công cơ học là:

- Cậu bé trèo cây.

- Nước chảy xuống từ đập chắn nước.

III - Bài tập

Bài 1 trang 65 SGK Vật Lí 8 (Video giải tại 52:24): Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m hết 25s. Xuống hết dốc, xe đạp lăn tiếp đoạn đường dài 50m trong 20s rồi mới dừng hẳn. Tính vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên mỗi đoạn đường và trên cả quãng đường.

Hướng dẫn giải:

Vận tốc trung bình trên đoạn đường đầu là:

Giải bài tập Vật Lí 8 | Giải Lý lớp 8

Vận tốc trung bình trên đoạn đường sau là:

Giải bài tập Vật Lí 8 | Giải Lý lớp 8

Vận tốc trung bình trên cả hai đoạn đường là:

Giải bài tập Vật Lí 8 | Giải Lý lớp 8

Bài 2 trang 65 SGK Vật Lí 8 (Video giải tại 55:02): Một người có khối lượng 45kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi bàn chân là 150 cm2. Tính áp suất người đó tác dụng lên mặt đất khi:

a) Đứng cả hai chân.

b) Co một chân.

Hướng dẫn giải:

Trọng lượng của người là: P = 45.10 = 450 N.

a) Khi đứng cả hai chân thì diện tích tiếp xúc với mặt đất là:

S = 150.2 = 300 cm2 = 0,03 m2

Áp suất khi đứng cả hai chân là:

Giải bài tập Vật Lí 8 | Giải Lý lớp 8

b) Khi co một chân thì diện tích tiếp xúc giảm 1/2 lần:

S1 = S/2 = 150 cm2 = 0,015 m2

Áp suất khi đứng một chân là:

Giải bài tập Vật Lí 8 | Giải Lý lớp 8

Bài 3 trang 65 SGK Vật Lí 8 (Video giải tại 58:41): M và N là hai vật giống hệt nhau được thả vào hai chất lỏng khác nhau có trọng lượng riêng d1 và d2 (H.18.2).

a, So sánh lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên M và N.

b, Trọng lượng riêng của chất lỏng nào lớn hơn?

Giải bài tập Vật Lí 8 | Giải Lý lớp 8

Hướng dẫn giải:

a, Khi vật nổi, lực đẩy Ác-si-mét bằng đúng trọng lượng của vật. Vì hai vật giống hệt nhau nên trọng lượng hai vật bằng nhau: PA = PB. Vậy lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên hai vật bằng nhau.

b) Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật M là: FA1 = d1.V1 (V1 là thể tích phần vật M chìm trong chất lỏng).

Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật N là: FA2 = d2.V2 (V2 là thể tích phần vật N chìm trong chất lỏng).

Theo hình vẽ ta thấy thì V1 > V2

Mà FA1 = FA2 ⇒ d1 < d2. Vậy trọng lượng riêng của chất lỏng 2 lớn hơn.

Bài 4 trang 65 SGK Vật Lí 8 (Video giải tại 1:02:07): Hãy tính công mà em thực hiện được, khi đi đều từ tầng một lên tầng hai của ngôi trường em (em tự cho các dữ kiện cần thiết).

Hướng dẫn giải:

Giả sử khối lượng của em là 35kg, khi đó trọng lượng là 350N; độ cao từ tầng 1 lên tầng 2 là 4m.

Khi đi đều từ tầng 1 lên tầng 2, lực nâng người F = P.

Công thực hiện: A = F.h = 350.4 = 1400J.

Bài 5 trang 65 SGK Vật Lí 8 (Video giải tại 1:03:21): Một lực sĩ cử tạ nâng quả tạ khối lượng 125kg lên cao 70 cm trong thời gian 0,3 s. Trong trường hợp này lực sĩ đã hoạt động với công suất trung bình là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Trọng lượng của quả tạ là: P = 125.10 = 1250 N

Lực sĩ thực hiện một công là: A = P.h = 1250.0,7 = 875J

Công suất trung bình của lực sĩ là:

Giải bài tập Vật Lí 8 | Giải Lý lớp 8

C - Trò chơi ô chữ

Video giải trò chơi ô chữ tại 1:07:07

Hàng ngang:

1. Tên loại vũ khí có hoạt động dựa trên hiện tượng chuyển hóa thế năng thành động năng?

Hướng dẫn giải:

Vũ khí có hoạt động dựa trên hiện tượng chuyển hóa thế năng thành động năng là: CUNG

2. Đặc điểm vận tốc của vật khi vật chịu tác dụng của lực cân bằng?

Hướng dẫn giải:

Đặc điểm vận tốc của vật khi vật chịu tác dụng của lực cân bằng là: KHÔNG ĐỔI

3. Hai từ dùng để biểu đạt tính chất: Động năng và thế năng không tự sinh ra hoặc mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng kia.

Hướng dẫn giải:

BẢO TOÀN

4. Đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công trong một giây?

Hướng dẫn giải:

Đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công trong một giây là: CÔNG SUẤT

5. Tên của lực do chất lỏng tác dụng lên vật khi nhúng vào trong chất lỏng?

Hướng dẫn giải:

Lực do chất lỏng tác dụng lên vật khi nhúng vào trong chất lỏng là lực: ACSIMET

6. Chuyển động và đứng yên có tính chất này?

Hướng dẫn giải:

Chuyển động và đứng yên có tính chất: TƯƠNG ĐỐI

7. Áp suất tại các điểm nằm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang của chất lỏng có tính chất này?

Hướng dẫn giải:

Áp suất tại các điểm nằm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang của chất lỏng có tính chất: BẰNG NHAU.

8. Tên gọi chuyển động của con lắc đồng hồ?

Hướng dẫn giải:

Chuyển động của con lắc đồng hồ gọi là: DAO ĐỘNG

9. Tên gọi hai lực cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn?

Hướng dẫn giải:

Hai lực cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn là: LỰC CÂN BẰNG

Hàng dọc:

Hãy xác định nội dung của từ ở hàng dọc màu xanh (H.18.3)

Giải bài tập Vật Lí 8 | Giải Lý lớp 8

Hướng dẫn giải:

Ô chữ hàng dọc: CÔNG CƠ HỌC

Xem thêm các bài Giải bài tập Vật Lí lớp 8 hay nhất, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học