Vật Lí 10 Bài 9 : Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm
Video Bài 9 : Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm - Thầy Lê Xuân Vượng (Giáo viên VietJack)
C1 ( trang 54 sgk Vật Lý 10) - Video giải tại 6:08 Vật nào tác dụng vào cung làm cung biến dạng? Vật nào tác dụng vào Mũi tên làm mũi tên bay đi (Hình 9.1)?
Trả lời:
Lực kéo của tay làm cung biến dạng, dây cung căng ra.
Lực căng của dây (lực đàn hồi) làm mũi tên bay đi.
C2 ( trang 54 sgk Vật Lý 10) - Video giải tại 9:15 Vẽ các lực cân bằng tác dụng lên quả cầu (Hình 9.3). Các lực này do những vật nào gây ra?
Trả lời:
Trọng lực và lực căng dây là 2 lực tác dụng vào quả cầu, hai lực này cân bằng nên quả cầu nằm yên.
Trái Đất hút quả cầu gây ra trọng lực P, phản lực của giá đỡ cùng với trọng lực P gây ra lực căng dây T.
C3 ( trang 55 sgk Vật Lý 10) - Video giải tại 18:27 Cho thí nghiệm như hình vẽ (Hình 9.5)Từ thí nghiệm trên ta rút ra được kết luận gì về tính chất của lực?
Trả lời:
Thí nghiệm chứng tỏ lực là một đại lượng vecto, đồng thời phép tổng hợp hai lực đồng qui, đồng phẳng tuân theo qui tắc hình bình hành: 2 lực thành phần là 2 cạnh kề nhau của hình bình hành, lực tổng hợp là đường chéo hình bình hành tại điểm đồng qui.
C4 ( trang 56 sgk Vật Lý 10) - Video giải tại 21:52 rong trường hợp có nhiều lực đồng qui thì vận dụng quy tắc này như thế nào?
Trả lời:
Bài 1 (trang 58 SGK Vật Lý 10) - Video giải tại 32:18 Phát biểu định nghĩa của lực và điều kiện cân bằng của một chất điểm.
Lời giải:
- Định nghĩa lực: Lực là đại lượng vector có độ lớn và hướng. Trong hệ đo lường SI lực có đơn vị là Newton (N) và ký hiệu là F.
- Điều kiện cân bằng của một chất điểm : hợp lực của tất cả các lực đồng thời tác dụng lên vật phải bằng không:
Bài 2 (trang 58 SGK Vật Lý 10) - Video giải tại 34:44 Tổng hợp lực là gì? Phát biểu quy tắc hình bình hành.
Lời giải:
- Tổng hợp lực: là thay thế nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng một lực có tác dụng giống như các lực ấy. Lực thay thế gọi là lực tổng hợp (hay hợp lực).
- Quy tắc hình bình hành: Nếu hai lực đồng quy làm thành hai cạnh của một hình bình hành, thì đường chéo kẻ từ điểm đồng quy biểu diễn hợp lực của chúng.
F = F1 + F2
Bài 3 (trang 58 SGK Vật Lý 10) - Video giải tại 37:35 Hợp lực F của hai lực đồng qui F1 và F2 có độ lớn phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Lời giải:
Ta có:
Độ lớn của hợp lực phụ thuộc vào :
+ độ lớn, phương và chiều của hai lực F1 và F2
+ góc giữa hai lực F1 và F2.
Bài 4 (trang 58 SGK Vật Lý 10) - Video giải tại 41:24 Phân tích lực là gì? Nêu cách phân tích một lực thành hai lực thành phần đồng qui theo hai phương cho trước.
Lời giải:
Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
Cách phân tích lực:
+ Chọn hai phương Ox và Oy đi qua O là điểm đặt của lực cần phân tích. Hai phương này có biểu hiện tác dụng lực gây ra.
+ Từ điểm mút của vecto F, kẻ các đoạn thẳng (bằng nét đứt) song song với Ox và Oy cắt hai phương này, ví dụ tại M và N ta được các vecto OM và ON biểu diển hai lực thành phần vecto F1 và vecto F2.
Bài 5 (trang 58 SGK Vật Lý 10) - Video giải tại 46:31 Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 9 N và 12 N.
a. Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào là độ lớn của hợp lực?
A. 1 N B. 2 N
C. 15 N D. 25 N
b. Góc giữa hai lực đồng quy bằng bao nhiêu ?
Lời giải:
a) Chọn C.
Áp dụng quy tắc hình bình hành:
Ta được:
Thay số ta được: |9 - 12| ≤ F ≤ |9 + 12| ⇔ 3 ≤ F ≤ 21 ⇒ F = 15 thỏa mãn
b) Ta có: 152 = 92 + 122 ⇒ cosα = 0 ⇒ α = 90º nên cosα = 0 → α = 90º → góc giữa hai lực đồng quy bằng 90º.
Bài 6 (trang 58 SGK Vật Lý 10) - Video giải tại 55:10 Cho hai lực đồng quy có cùng độ lớn 10 N.
a. Góc giữa hai lực bằng bao nhiêu thì hợp lực cũng có độ lớn bằng 10 N?
A. 90o ; B. 120o ;
C. 60o ; D. 0o
b. Vẽ hình minh họa
Lời giải:
a. Chọn B
b. Vẽ hình minh họa
Bài 7 (trang 58 SGK Vật Lý 10) - Video giải tại 59:02 Phân tích vecto lực F thành lực vecto lực F1 và vecto lực F2 theo hai phương OA và OB (hình 9.10). Giá trị nào sau đây là độ lớn của hai lực thành phần?
A. F1 = F2 = F
B. F1 = F2 = F/2
C. F1 = F2 = 1,15F
D. F1 = F2 = 0,58F
Lời giải:
Áp dụng quy tắc hình bình hành: Từ điểm ngọn của vecto F lần lượt vẽ các đoạn song song với hai phương OA và OB ta được các vecto F1 trên OA và F2 trên OB sao cho
Hình bình hành có đường chéo cũng là đường phân giác của 1 góc nên nó là hình thoi.
Suy ra: F1 = F2
Mà
Bài 8 (trang 58 SGK Vật Lý 10) - Video giải tại 1:03:12 Một vật có trọng lượng P = 20 N được treo vào một vòng nhẫn O (coi là chất điểm). Vòng nhẫn được giữ yên bằng hai dây OA và OB (hình 9.11). Biết dây OA nằm ngang và hợp vơi dây OB một góc 1200 . Tìm lực căng của hai dây OA và OB.
Lời giải:
Hình vẽ và hình biểu diễn lực:
Khi vật cân bằng ta có phương trình lực tác dụng và vật là:
Bài 9 (trang 58 SGK Vật Lý 10) - Video giải tại 1:20:30 Em hãy đứng vào giữa hai chiếc bàn đặt gần nhau, mỗi tay đặt lên một bàn rồi dùng sức chống tay để nâng người lên khỏi mặt đất. Em hãy làm lại như thế vài lần, mỗi lần đẩy hai bàn tay ra xa nhau một chút. Hãy báo cáo kinh nghiệm mà em thu được.
Lời giải:
Hai bàn càng ra xa, để nâng được người lên khỏi mặt đất, lực chống ở hai bàn tay càng phải lớn hơn.
Vì: Với lực chống hai tay không đổi F1 = F2, góc α hợp bởi hai vecto lực F1, F2 sẽ tăng lên nếu như đẩy hai bàn tay ra xa nhau
→ cosα sẽ giảm.
Mà hợp vecto lực F có độ lớn:
nên sẽ giảm theo, do đó càng tăng góc thì hợp lực nhỏ đi, không đủ lớn để nâng người lên được.
Xem thêm các bài Giải bài tập Vật Lí 10 (có video) hay khác:
- Bài 10 : Ba định luật Niu-tơn
- Bài 11 : Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn
- Bài 12 : Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc
- Bài 13 : Lực ma sát
- Bài 14 : Lực hướng tâm
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều