Giải bài tập Toán lớp 8 Bài 9: Hình chữ nhật
Lời giải
- ABCD có các góc đối bằng nhau (đều là góc vuông) nên ABCD là hình bình hành
- ABCD là hình thang (vì AB // CD),
hai góc ở đáy: góc D = góc C ⇒ ABCD là hình thang cân
Lời giải
- Ta kiểm tra các cặp cạnh đối xem chúng có bằng nhau không
Nếu các cặp cạnh đối bằng nhau ⇒ ABCD là hình bình hành
- Sau đó: Kiểm tra hai đường chéo xem chúng bằng nhau không
Nếu hai đường chéo bằng nhau ⇒ ABCD là hình chữ nhật
Trả lời câu hỏi Toán 8 Tập 1 Bài 9 trang 98 : Cho hình 86:
a) Tứ giác ABDC là hình gì ? Vì sao ?
b) So sánh các độ dài AM và BC.
c) Tam giác vuông ABC có AM là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền. Hãy phát biểu tính chất tìm được ở câu b) dưới dạng một định lý.
Lời giải
a) Tứ giác ABDC có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường ⇒ ABDC là hình bình hành
Hình bình hành ABDC có góc A vuông ⇒ ABDC là hình chữ nhật
b) Hình chữ nhật ABDC ⇒ AD = BC (hai đường chéo)
c) Định lí: Trong một tam giác vuông, trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền
Trả lời câu hỏi Toán 8 Tập 1 Bài 9 trang 98 : Cho hình 87:
a) Tứ giác ABDC là hình gì ? Vì sao ?
b) Tam giác ABC là tam giác gì ?
c) Tam giác ABC có đường trung tuyến AM bằng nửa cạnh BC. Hãy phát biểu tính chất tìm được ở câu b) dưới dạng một định lý.
Lời giải
a) Tứ giác ABDC có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường ⇒ ABDC là hình bình hành
Hình bình hành ABDC có hai đường chéo bằng nhau ⇒ ABDC là hình chữ nhật
b) ABDC là hình chữ nhật ⇒ góc BAC = 90 o
⇒ ΔABC là tam giác vuông tại A
c) Định lí: Tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh bằng nửa cạnh đó thì tam giác đó là tam giác vuông
a | 5 | .... | √13 |
b | 12 | √6 | .... |
d | .... | √10 | 7 |
Lời giải:
Trong hình chữ nhật ABCD ta luôn có
Do đó áp dụng định lý Py-ta-go ta có: d 2 = a 2 + b 2 .
Vậy :
- Cột thứ hai:
d 2 = a 2 + b 2 = 5 2 + 12 2 = 25 + 144 = 169 nên d = 13
- Cột thứ ba:
a 2 + b 2 = d 2 ⇒ a 2 = d 2 – b 2 = (√10) 2 – (√6) 2 = 4 nên a = 2
- Cột thứ tư:
a 2 + b 2 = d 2 ⇒ b 2 = d 2 – a 2 = 7 2 – (√13) 2 = 36 nên b = 6.
Vậy ta có bảng sau:
a | 5 | 2 | √13 |
b | 12 | √6 | 6 |
d | 13 | √10 | 7 |
Bài 59 trang 99 SGK Toán 8 Tập 1 Chứng minh rằng:
a) Giao điểm của hai đường chéo của hình chữ nhật là tâm đối xứng của hình chữ nhật đó.
b) Hai đường thẳng đi qua trung điểm hai cặp cạnh đối của hình chữ nhật là hai trục đối xứng của hình chữ nhật đó.
Lời giải:
a)
Giả sử ABCD là hình chữ nhật. Gọi O là giao điểm của AC và BD.
Theo tính chất đường chéo của hình chữ nhật ta có; hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
Vậy: OA = OC và OB= OD
Do đó, O là tâm đối xứng của hình chữ nhật đó.
b)
Áp dung tính chất: Đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy của hình thang cân là trục đối xứng của hình thang cân đó.
ABCD là hình chữ nhật
⇒ ABCD là hình thang cân (hai đáy AB và CD)
⇒ Đường thẳng đi qua trung điểm AB và CD là trục đối xứng ABCD.
Tương tự vậy: ABCD cũng là hình thang cân với hai đáy AD và BC
⇒ Đường thẳng đi qua trung điểm AD và BC là trục đối xứng của ABCD.
Vậy ta có điều phải chứng minh.
Lời giải:
Gọi a là độ dài cạnh huyền của tam giác vuông.
Theo định lý Pi-ta-go ta có:
a 2 = 7 2 + 24 2 = 625
⇒ a = 25cm
⇒ Độ dài trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng: a/2 = 25/2 = 12,5 (cm).
Lời giải:
I là trung điểm của AC ⇒ IA = IC.
E đối xứng với H qua I ⇒ IE = IH
⇒ AC ∩ HE = I là trung điểm của AC và HE
⇒ AHCE là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết 4)
Lại có : Ĥ = 90º
⇒ AHCE là hình chữ nhật (đpcm).
Xem thêm Video Giải bài tập Toán lớp 8 hay và chi tiết khác:
- Luyện tập trang 99-100)
- Bài 10: Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước
- Luyện tập trang 103)
- Bài 11: Hình thoi
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều