Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 63 (có đáp án) : Ôn tập
Câu 1: Động vật có ở khắp mọi nơi là do:
a. Chúng có khả năng thích nghi cao
b. Sự phân bố từ xa xưa
c. Do con người tác động
d. Cả a, b, c đúng
Động vật có ở khắp mọi nơi là do chúng có khả năng thích nghi cao với nhiều điều kiện sống khác nhau.
→ Đáp án a
Câu 2: Trùng roi khác thực vật ở những điểm nào?
a. Có khả năng di chuyển
b. Có diệp lục
c. Tự dưỡng
d. Có cấu tạo tế bào
Trùng roi và thực vật khác nhau về khả năng di chuyển. Trùng roi có thể di chuyển còn thực vật thì không.
→ Đáp án a
Câu 3: Trùng giày lấy thức ăn nhờ
a. Chân giả
b. Lỗ thoát
c. Lông bơi
d. Không bào co bóp
Thức ăn (gồm vi khuẩn, vụn hữu cơ…) được lông bơi dồn về lỗ miệng.
→ Đáp án c
Câu 4: Cơ thể của động vật nguyên sinh có đặc điểm chung là
a. Có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống
b. Có kích thước hiển vi, đa bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống
c. Có kích thước hiển vi, chỉ là một hoặc hai tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống
d. Có kích thước hiển vi, đơn bào hoặc đa bào đơn giản nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống
Động vật nguyên sinh là một dạng sống đơn giản, mặc dù cơ thể chỉ có một tế bào, nhưng có khả năng thực hiện đầy đủ các hoạt động sống nhưng có khả năng thực hiện đầy đủ các hoạt động sống như một cơ thể đa bào hoàn chỉnh.
→ Đáp án a
Câu 5: Nhóm động vật nguyên sinh nào sau đây sống kí sinh
a. Trùng giày, trùng sốt rét
b. Trùng roi, trùng kiết lị
c. Trùng biến hình, trùng giày
d. Trùng kiết lị, trùng sốt rét
Động vật có loài sống tự do trong môi trường, nhưng có những loài sống kí sinh trong cơ thể động vật và con người như trùng kiết lị, trùng sốt rét.
→ Đáp án d
Câu 6: Cơ thể thủy tức có kiểu đối xứng nào
a. Không đối xứng
b. Đối xứng tỏa tròn
c. Đối xứng hai bên
d. Cả b, c đúng
Cơ thể thủy tức đối xứng tỏa tròn, dài và nhỏ.
→ Đáp án b
Câu 7: Sứa tự vệ nhờ
a. Di chuyển bằng cách co bóp dù
b. Thân sứa có hình bán cầu, trong suốt
c. Xúc tu có nọc để làm tê liệt con mồi
d. Không có khả năng tự vệ.
Sứa cơ thể có hình dù, có nhiều xúc tu có nọc để làm tê liệt con mồi.
→ Đáp án c
Câu 8: Cơ thể ruột khoang
a. Đối xứng tỏa tròn
b. Đối xứng hai bên
c. Không đối xứng
d. Luôn biến đổi hình dạng
Cơ thể ruột khoang đối xứng tỏa tròn, phù hợp sống trong điều kiện môi trường nước.
→ Đáp án a
Câu 9: Đặc điểm của sán lá gan thích nghi với sống kí sinh là
a. Mắt và giác quan phát triển
b. Hệ tiêu hóa tiêu giảm
c. Mắt và lông bơi tiêu giảm, các giác bám phát triển
d. Hệ sinh dục lưỡng tính
Sán lá gan có cấu tạo thích nghi với sống kí sinh như mắt và lông bơi tiêu giảm, các giác bám phát triển.
→ Đáp án c
Câu 10: Ngành giun dẹp cơ thể
a. Đối xứng tỏa tròn
b. Đối xứng hai bên
c. Không đối xứng
d. Cơ thể có hình dạng không cố định
Khác với Ruột khoang, Giun dẹp có đối xứng hai bên và cơ thể dẹp theo chiều lưng bụng.
→ Đáp án b
Câu 11: Đặc điểm chung của ngành giun tròn là
a. Cơ thể hình trụ, có vỏ cuticun bao bọc
b. Khoang cơ thể chưa chính thức
c. Cơ quan tiêu hóa dạng ống
d. Tất cả đáp án trên đúng
Giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa, … thuộc ngành Giun tròn, có các đặc điểm chung như:
- Cơ thể hình trụ thường thuôn hai đầu
- Có khoang cơ thể chưa chính thức
- Cơ quan tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn
- Phần lớn số loài giun tròn sống kí sinh. Một số nhỏ sống tự do.
→ Đáp án d
Câu 12: Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất?
a. Hô hấp
b. Tiêu hóa
c. Lấy thức ăn
d. Tìm nhau giao phối
Vì trao đổi khí qua da nên khi trời mưa nhiều giun đất phải bò lên mặt đất để thở.
→ Đáp án a
Câu 13: Giun đốt mang lại lợi ích gì cho con người
a. Làm thức ăn cho người
b. Làm thức ăn cho động vật khác
c. Làm cho đất trồng xốp, thoáng, màu mỡ
d. Tất cả a, b, c đều đúng
Giun đốt có vai trò lớn đối với hệ sinh thái và đời sống con người.
+ Làm thức ăn cho người: rươi, sá sùng
+ Làm thức ăn cho động vật khác: giun đất, giun đỏ
+ Làm cho đất trồng xốp, thoáng, màu mỡ: giun đất
+ Làm thức ăn cho cá: rươi, giun ít tơ nước ngọt, sá sùng, giun đỏ
→ Đáp án d
Câu 14: Trai di chuyển được là nhờ
a. Chân trai thò ra thụt vào
b. Động tác đóng mở vỏ trai
c. Hình thành chân giả
d. Cả a và b đúng
Nhờ chân trai thò ra rồi thụt vào, kết hợp với động tác đóng mở vỏ mà trai di chuyển chậm chạp trong bùn với tốc độ 20 – 30cm một giờ, để lại phía sau một đường rãnh trên mặt bùn.
→ Đáp án d
Câu 15: Thân mềm có tập tính phong phú là do
a. Có cơ quan di chuyển
b. Cơ thể được bảo vệ bằng vỏ cứng
c. Hệ thần kinh phát triển
d. Có giác quan
Thần kinh phát triển là cơ sở cho các giác quan và tập tính phát triển.
→ Đáp án c
Câu 16: Ngành thân mềm có đặc điểm chung là
a. Thân mềm, cơ thể không phân đốt
b. Có vỏ đá vôi, có khoang áo
c. Hệ tiêu hóa phân hóa
d. Tất cả các đáp án trên
Đặc điểm chung của ngành Thân mềm:
- Thân mềm, cơ thể không phân đốt
- Có vỏ đá vôi, có khoang áo
- Hệ tiêu hóa phân hóa
- Cơ quan di chuyển thường đơn giản
- Riêng mực và bạch tuộc thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.
→ Đáp án d
Câu 17: Cơ quan nào làm nhiệm vụ che chở bảo vệ cơ thể tôm
a. Râu
b. Vỏ cơ thể
c. Đuôi
d. Các đôi chân
Vỏ cơ thể tôm cấu tạo bằng kitin. Nhờ ngấm thêm canxi nên vỏ tôm cứng cáp, làm nhiệm vụ che chở và chỗ bám cho hệ cơ phát triển, có tác dụng như bộ xương (còn gọi là bộ xương ngoài)
→ Đáp án b
Câu 18: Loài giáp xác nào mang lại thực phẩm cho con người
a. Chân kiếm
b. Mọt ẩm
c. Tôm hùm
d. Con sun
Hầu hết giáp xác là có lợi như: tôm rồng, tôm hùm, tôm he, tôm sú, tôm càng xanh, tép, ruốc, cua biển, ghẹ, còng, cáy… Chúng là nguồn thức ăn của cá và là thực phẩm quan trọng của con người, là loại thủy sản xuất khẩu hàng đầu của nước ta hiện nay.
→ Đáp án c
Câu 19: Nhện bắt mồi và tự vệ được là nhờ có
a. Đôi chân xúc giác
b. Đôi kìm
c. 4 đôi chân bò
d. Núm tuyến tơ
Nhờ đôi kìm có tuyến độc mà nhện có thể bắt mồi và tự vệ
→ Đáp án b
Câu 20: Hoạt động cung cấp ôxi và thức ăn cho các tế bào và các cơ quan của châu chấu là do
a. Sự nâng lên hạ xuống của các cơ ngực
b. Hệ thống ống khí từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng
c. Hệ thống ống khí từ các lỗ thở ở hai bên thành ngực
d. Sự phát triển của hệ tuần hoàn
Hệ hô hấp: có hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng, phân nhánh chằng chịt đem ôxi tới các tế bào.
→ Đáp án b
Câu 21: Loài sâu bọ nào có hại cho đời sống con người
a. Bọ ngựa
b. Chuồn chuồn
c. Ve sầu
d. Châu chấu
Châu chấu là loài ăn khỏe, tàn phá cây trồng mùa màng của con người.
→ Đáp án d
Câu 22: Nhờ đâu mà Chân khớp đa dạng về cấu tạo cơ thể
a. Có nhiều loài
b. Sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau
c. Thần kinh phát triển cao
d. Có số lượng cá thể lớn
Nhờ sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau mà Chân khớp rất đa dạng về cấu tạo cơ thể.
→ Đáp án b
Câu 23: Những đặc điểm nào của cá giúp nó thích nghi với đời sống dưới nước
a. Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang
b. Có 1 vòng tuần hoàn, tim hai ngăn
c. Thụ tinh ngoài và là động vật biến nhiệt
d. Tất cả các đặc điểm trên đều đúng
Cá là những Động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước, bơi bằng vây, hô hấp bằng mang, cá có một vòng tuần hoàn, tim hai ngăn chứa máu đỏ thẫm, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, thụ tinh ngoài và là động vật biến nhiệt.
→ Đáp án d
Câu 24: Ếch đồng là động vật
a. Biến nhiệt
b. Hằng nhiệt
c. Đẳng nhiệt
d. Cơ thể không có nhiệt độ
Ếch đồng là động vật biến nhiệt, có nhiệt độ cơ thể biến đổi theo nhiệt độ của môi trường.
→ Đáp án a
Câu 25: Khi nói về đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư, phát biểu nào sau đây là sai:
a. Thụ tinh trong
b. Là động vật biến nhiệt
c. Phát triển qua biến thái
d. Da trần, ẩm ướt
Đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư: - Da trần và ẩm ướt, di chuyển bằng bốn chi. - Hô hấp bằng phổi và da - Có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha - Là động vật biến nhiệt - Sinh sản trong môi trường nước, thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái.
- Da trần và ẩm ướt, di chuyển bằng bốn chi.
- Hô hấp bằng phổi và da
- Có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha
- Là động vật biến nhiệt
- Sinh sản trong môi trường nước, thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái.
→ Đáp án a
Câu 26: Lưỡng cư có vai trò
a. Có ích cho nông nghiệp.
b. Có giá trị thực phẩm, làm thuốc,
c. Là động vật dùng thí nghiệm sinh lý học
d. Tất cả các vai trò trên
Lưỡng cư có vai trò:
- Lưỡng cư có ích cho nông nghiệp.
+ Lưỡng cư tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng về ban đêm.
+ Lưỡng cư còn tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh như ruồi muỗi…
- Lưỡng cư có giá trị thực phẩm, làm thuốc, là động vật thí nghiệm
+ Thịt ếch đồng là thực phẩm đặc sản
+ Bột cóc dùng làm thuốc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em
+ Nhựa cóc (thiềm tô) chế lục thần hoàn chữa kinh giật.
+ Ếch đồng là vật thí nghiệm trong lí sinh học
→ Đáp án d
Câu 27: Các đặc điểm cấu tạo của thằn lằn thích nghi với đời sống trên cạn
a. Da khô có vảy sừng, đuôi và thân dài, chân ngắn, yếu, có vuốt sắc
b. Cổ dài, mắt có mi cử động và tuyến lệ
c. Màng nhĩ nằm trong hốc tai
d. Tất cả các đặc điểm trên
Thằn lằn bóng đuôi dài có cấu tạo thích nghi hoàn toàn với đời sống trên cạn. Da khô có vảy sừng; cổ dài, mắt có mi cử động và tuyến lệ; màng nhĩ nằm trong hốc tai. Đuôi và thân dài; chân ngắn, yếu, có vuốt sắc.
→ Đáp án d
Câu 28: Tim thằn lằn có mấy ngăn
a. 2 ngăn
b. 3 ngăn
c. 4 ngăn chưa hoàn toàn
d. 4 ngăn hoàn toàn
Thằn lằn cũng có 2 vòng tuần hoàn, tim xuất hiện vách ngăn hụt ngăn tạm thời tâm thất thành 2 nửa (tim 4 ngăn chưa hoàn toàn).
→ Đáp án c
Câu 29: Đặc điểm nhận biết bộ Cá sấu là
a. Hàm rất dài, có nhiều răng lớn, nhọn sắc
b. Răng mọc trong lỗ chân răng
c. Trứng có vỏ đá vôi bao bọc
d. Tất cả các ý trên đúng
Bộ Cá sấu có những đặc điểm nhận biết là hàm rất dài, có nhiều răng lớn, nhọn sắc, mọc trong lỗ chân răng, trứng có vỏ đá vôi bao bọc
→ Đáp án d
Câu 30: Chi trước của chim
a. Có vuốt sắc
b. Là cánh chim
c. Có 3 ngón trước và 1 ngón sau
d. Giúp chim bám chặt vào cành cây
Chi trước của chim là cánh chim, cánh chim giúp chim bay lên và hạ cánh.
→ Đáp án b
Câu 31: Hệ tuần hoàn của chim có đặc điểm
a. Tim 2 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha
b. Tim 3 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha
c. Tim 4 ngăn không hoàn toàn, máu đi nuôi cơ thể ít pha hơn
d. Tim 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
Tim có cấu tạo hoàn thiện, với dung tích lớn so với cơ thể. Tim 4 ngăn, gồm 2 nửa phân tách nhau hoàn toàn là nửa trái (chứa máu đỏ tươi) và nửa phải(chứa máu đỏ thẫm), máu không bị pha trộn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
→ Đáp án d
Câu 32: Lợi ích của chim là
a. Ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm làm hại nông nghiệp, lâm nghiệp và gây bệnh dịch cho con người.
b. Chăn nuôi để cung cấp thực phẩm, làm cảnh.
c. Hút mật ăn mật hoa giúp cho sự thụ phấn cây
d. Tất cả những vai trò trên là đúng
- Chim mang lại nhiều lợi ích: Chim ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm làm hại nông nghiệp, lâm nghiệp và gây bệnh dịch cho con người.
- Chim được chăn nuôi (gia cầm) cung cấp thực phẩm, làm cảnh. Chim cho lông (vịt, ngan ngỗng) làm chăn, đệm hoặc làm đồ trang trí (lông đà điểu).
- Chim được huấn luyện để săn mồi (cốc đế, chim ưng, đại bàng), chim phục vụ du lịch, săn bắt (vịt trời, ngỗng trời, gà gô…)
- Chim có vai trò trong tự nhiên (vẹt ăn quả rụng phát tán cây rừng hoặc chim hút mật ăn mật hoa giúp cho sự thụ phấn cây…).
→ Đáp án d
Câu 33: Đặc điểm cơ thể nào của thỏ tiến hóa hơn so với ở thằn lằn?
a. Có bộ xương cơ thể
b. Có cơ hoành
c. Hô hấp bằng phổi
d. Thận sau
Ở thỏ, cũng như ở mọi thú khác, cơ hoành xuất hiện chia khoang cơ thể thành khoang ngực và khoang bụng. Cơ hoành và các cơ liên sườn tham gia vào quá trình thông khí ở phổi.
→ Đáp án b
Câu 34: Đặc điểm cơ thể của dơi thích nghi với bay lượn là
a. Chi trước biến đổi thành cánh da
b. Bộ răng nhọn
c. Chi sau khỏe
d. Cánh phủ lông vũ
Dơi bay lượn được là do chi trước biến đổi thành cánh da, có màng rộng nên bay thoăn thoắt, thay hướng đổi chiều một cách linh hoạt.
→ Đáp án a
Câu 35: Đặc điểm răng của bộ Ăn sâu bọ phù hợp ăn sâu bọ là
a. Các răng đều nhọn
b. Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm
c. Răng cửa lớn, răng hàm kiểu nghiền
d. Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bên, sắc
Bộ răng thích nghi với chế độ ăn sâu bọ, gồm những răng nhọn, răng hàm cũng có 3, 4 mấu nhọn.
→ Đáp án a
Câu 36: Đặc điểm của Bộ Linh trưởng là
a. Ăn tạp, nhưng ăn thực vật là chính
b. Có tứ chi thích nghi với cầm nắm, leo trèo
c. Đi bằng bàn chân
d. Tất cả các ý trên đúng
Bộ Linh trưởng gồm những thú đi bằng bàn chân, thích nghi với đời sống ở cây, có tứ chi thích nghi với cầm nắm, leo trèo : bàn tay, bàn chân có 5 ngón, ngón cái đối diện với những ngón còn lại. Ăn tạp, nhưng ăn thực vật là chính.
→ Đáp án d
Câu 37: Nhờ có khả năng di chuyển mà động vật có thể
a. Đi tìm thức ăn, bắt mồi.
b. Tìm môi trường sống thích hợp
c. Tìm đối tượng sinh sản và lẩn tránh kẻ thù.
d. Tất cả các ý trên đúng
Nhờ có khả năng di chuyển mà động vật có thể đi tìm thức ăn, bắt mồi, tìm môi trường sống thích hợp, tìm đối tượng sinh sản và lẩn tránh kẻ thù.
→ Đáp án d
Câu 38: Phát biểu nào sau đây về giới tính của động vật là đúng?
a. Nếu yếu tố cái có ở mọi cá thể thì được gọi là cơ thể phân tính
b. Nếu yếu tố đực có ở mọi cá thể thì được gọi là cơ thể phân tính
c. Nếu yếu tố đực và yếu tố cái có trên cùng một cá thể thì được gọi là cơ thể lưỡng tính
d. Nếu yếu tố đực và yếu tố cái có trên hai cá thể khác nhau thì được gọi là cơ thể lưỡng tính
Nếu yếu tố đực và yếu tố cái có trên cùng một cá thể thì được gọi là cá thể lưỡng tính. Nếu trên hai cá thể khác nhau thì được gọi là cá thể phân tính.
→ Đáp án c
Câu 39: Lớp động vật nào tiến hóa nhất trong giới động vật
a. Thú
b. Chim
c. Thằn lằn
d. Lưỡng cư
Thú nằm ở nhánh cao nhất trong cây phát sinh động vật, thú là lớp động vật tiến hóa nhất.
→ Đáp án a
Câu 40: Sự đa dạng loài được thể hiện ở
a. Số lượng loài
b. Sự đa dạng về đặc điểm hình thái của từng loài
c. Sự đa dạng về đặc điểm tập tính của từng loài
d. Tất cả các ý trên đúng
Đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loài. Sự đa dạng về loài được thể hiện bằng sự đa dạng về đặc điểm hình thái và tập tính của từng loài.
→ Đáp án d
Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án hay khác:
- Lý thuyết Sinh học 7 Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo) (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 58 (có đáp án): Đa dạng sinh học (tiếp theo)
- Lý thuyết Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 59 (có đáp án): Biện pháp đấu tranh sinh học
- Lý thuyết Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 60 (có đáp án): Động vật quý hiếm
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều