Lý thuyết Sinh học 7 Bài 19: Một số thân mềm khác hay, ngắn gọn

Bài giảng: Bài 19: Một số thân mềm khác - Cô Mạc Phạm Đan Ly (Giáo viên VietJack)

Ngành Thân mềm có số loài rất lớn (khoảng 70 nghìn loài) lại đa dạng và rất phong phú ở vùng nhiệt đới. Chúng sống ở biển, sông, suối, ao, hồ và nước lợ. Một số sống trên cạn, số nhỏ chuyển sang lối sống chui rúc, đục ruỗng các vỏ gỗ của tàu thuyền (con hà).

Sau đây là các đại diện thường gặp:

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 19: Một số thân mềm khác hay, ngắn gọnLý thuyết Sinh học 7 Bài 19: Một số thân mềm khác hay, ngắn gọn

Hệ thần kinh của Thân mềm phát triển và tập trung hơn Giun đốt, hạch não phát triển. Mực có “hộp sọ” (bảo vệ não) là hiện tượng duy nhất có ở động vật không xương sống. Thần kinh phát triển là cơ sở cho các giác quan và tập tính phát triển.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 19: Một số thân mềm khác hay, ngắn gọn

1. Tập tính của ốc sên

- Ốc sên đào lỗ để đẻ trứng.

+ Ốc sên đào hốc sâu rồi chui xuống đẻ trứng vào đó. Ốc sên con ra đời sau vài tuần.

+ Ốc sên đào lỗ đẻ trứng để bảo vệ trứng khỏi kẻ thù.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 19: Một số thân mềm khác hay, ngắn gọn

- Ốc sên tự vệ:

Ốc sên bò chậm chạp không chạy trốn được sự tấn công của kẻ thù nên ốc sên tự vệ bằng cách rụt mình vào vỏ ốc. Nhờ lớp vỏ cứng chắc mà kẻ thù không cách nào ăn được phần thân mềm của chúng.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 19: Một số thân mềm khác hay, ngắn gọn

2. Tập tính của mực

- Tập tính săn mồi

Mực rình mồi bằng cách giấu mình trong rong rêu, rồi bắt mồi bằng tua dài. Tua ngắn dùng để đưa mồi vào miệng.

- Tập tính tự vệ

Khi bị tấn công, mực phun hỏa mù từ túi mực để làm mờ mắt kẻ thù, để trốn chạy.

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 19: Một số thân mềm khác hay, ngắn gọn

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

mot-so-than-mem-khac.jsp

Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học