Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở côn trùng, cá, lưỡng cư, bò sát



Câu 4 trang 75 SGK Sinh học 11: Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở côn trùng, cá, lưỡng cư, bò sát chim và thú được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở côn trùng, cá, lưỡng cư, bò sát chim và thúL

- Trao đổi khí ở côn trùng nhờ hệ thống ống khí thông ra bên ngoài nhờ các lỗ thở.

O2 (từ ngoài vào lỗ thở) => Ống khí lớn => qua ống khí nhỏ => Tế bào sâu trong cơ thể .

CO2 thì ngược lại.

- Trao đổi khí ở nhờ mang. Mang cá gồm các phiến mang, trên các phiến mang có hệ thống mao mạch. Máu chảy trong mao mạch theo hướng song song và ngược chiều với dòng nước, giúp cho cá lấy được khoảng 80% O2 trong nước. Ôxi từ dòng nước chảy liên tục qua mang vào mao mạch ở mang theo vòng tuần hoàn đến các tế bào. Đồng thời CO2 do tế bào thải ra. Theo vòng tuần hoàn đến mao mạch ở mang khuếch tán ra dòng nước chảy liên tục qua mang.

- Lưỡng cư trao đổi khí qua da và phổi (chủ yếu qua da). Lưỡng cư có da trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí. Bên dưới da có hệ thống mao mạch nên sự trao đổi O2 và CO2 giữa cơ thể và môi trường được thực hiện dễ dàng. Phổi có cấu tạo đơn giản gồm các phế nang với hệ mao mạch dày đặc giúp trao đổi khí. Sự thông khí ở phổi nhờ vào sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.

- Bò sát, thú trao đổi khí bằng phổi. Phổi gồm nhiều phế nang. Các phế nang có thành rất mỏng, nhiều mao mạch nên khí O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua. Không khí đi vào và đi ra khỏi phổi nhờ hệ thống đường dẫn khí (mũi, khí quản, phế quản).

- Chim trao đổi khí bằng phổi và hệ thống túi khí. Túi khí là các khoang rỗng chưa khí. Phổi cấu tạo bởi ống khí có mao mạch bao quanh, hệ thống ống khí thông với hệ thống túi khí. Chim hít vào và thở ra đều lấy được O2 nên có hiệu suất hô hấp cao.

Xem thêm các bài giải bài tập sách giáo khoa Sinh học lớp 11 ngắn nhất, hay khác:


bai-17-ho-hap-o-dong-vat.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học