Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn giúp học sinh lớp 7 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn tập để học tốt Lịch Sử 7 Bài 13.

Xem thêm giải sgk Lịch Sử 7 Bài 13 cả ba sách hay khác:

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 7 cả ba sách hay khác:




Lưu trữ: Tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII (sách cũ)

- Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu.

   + Chính quyền không chăm lo đến đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sa đọa.

   + Thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra.

   + Đời sống nhân dân khổ cực.

   + Khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi.

   + Các thế lực phong kiến nổi lên tranh giành quyền lực, chống phá triều đình.

- Trước tình hình đó nhà Lý phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn tạo điều kiện cho nhà Trần lên nắm quyền.

- Tháng 12/1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần cảnh, nhà Lý sụp đổ, nhà Trần lên nắm quyền.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

- Năm 1226, nhà Trần được thành lập.

- Bộ máy quan lại thời Trần về cơ bản vẫn giống thời Lý, được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền.

- Trung ương:

   + Đứng đầu là vua, thực hiện chế độ Thái thượng hoàng.

   + Các chức đại thần văn, võ do người họ Trần nắm giữ.

   + Đặt thêm một số cơ quan như Quốc sử viện, Thái y viện, Tôn nhân phủ và một số chức quan: Hà đê sứ, Khuyến nông sứ,..

   + Quý tộc họ Trần được phong vương, ban thái ấp, quan lại được cấp bổng lộc.

- Địa phương:

   + Cả nước chia làm 12 lộ, dưới là phủ, châu, huyện, xã.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

- Địa phương

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

- Nhà Trần chú trọng pháp luật, ban hành Quốc triều hình luật về cơ bản giống thời Lý nhưng được bổ sung thêm.

- Pháp luật xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản, quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất.

- Cơ quan pháp luật được tăng cường và hoàn thiện.

   + Đặt cơ quan thẩm hình viện.

   + Để chuông ở điện Long Trì cho nhân dân kêu oan.

- Nhà Trần tổ chức lại quân đội, củng cố quốc phòng.

- Quân đội gồm có: cấm quân và quân ở các lộ.

- Ở các làng, xã có hương binh, ngoài ra còn có quân đội của các vương hầu.

- Được tuyển chọn theo chính sách “ngự binh ư nông” theo chủ trương “Quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông”.

- Quân đội được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ.

- Vua Trần thường đi tuần tra, cử nhiều tướng giỏi cầm quân đóng giữ các vị trí hiểm yếu.

- Nhà Trần thực hiện nhiều biện pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế.

a. Nông nghiệp:

   + Đẩy mạnh khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích canh tác.

   + Cho phép vương hầu lập điền trang.

   + Chú trọng thủy lợi, đặt chức Hà đê sứ.

→ Nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển.

b. Thủ công nghiệp:

   + Các xưởng thủ công nhà nước chuyên sản xuất đồ gốm, dệt, chế tạo vũ khí.

   + Thủ công nghiệp trong nhân dân có nhiều nghành nghề như làm giấy, đúc đồng, khắc ván in,..

c. Thương nghiệp:

   + Xây dựng nhiều chợ làng, xã.

   + Kinh thành Thăng Long có 61 phố phường.

   + Ngoại thương phát triển.

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

nuoc-dai-viet-o-the-ki-13-phan-2.jsp

Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học