Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn hay, chi tiết

a. Xây dựng chính quyền

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lật đổ vương triều Tây Sơn lấy niên hiệu Gia Long, chọn phú Xuân (Huế) làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn.

- Năm 1806, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn hay, chi tiết

- Tổ chức lại bộ máy chính quyền :

   + Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành từ trung ương đến địa phương.

   + Năm 1831 – 1832, chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ trực thuộc (Phủ Thừa Thiên).

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn hay, chi tiết

b. Luật pháp

- Năm 1815 ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn hay, chi tiết

c. Quân đội

   + Xây dựng quân đội mạnh gồm nhiều binh chủng.

   + Xây dựng thành trì vững chắc, lập hệ thống trạm ngựa từ Nam Quan đến Cà Mau.

d. Đối ngoại

   + Thần phục nhà Thanh

   + Đóng cửa không quan hệ với tư bản Phương Tây.

a. Nông nghiệp

- Chú trọng khai hoang, khai phá miền ven biển.

- Di dân lập ấp, lập đồn điền.

→ Diện tích canh tác tăng thêm, tuy nhiên ruộng đất tập trung trong tay địa chủ.

- Đê điều không được quan tâm tu sửa, lụt lội, hạn hán xảy ra thường xuyên.

- Đặt lại chế độ quân điền nhưng không còn phát huy tác dụng như trước

→ Nông nghiệp ngày càng sa sút, không phát triển lên được.

b. Thủ công nghiệp

- Nhà nước lập nhiều xưởng sản xuất đúc súng, đúc tiền…tập trung nhiều thợ giỏi, kĩ thuật cao.

- Ngành khai thác mỏ được mở rộng (mỏ than, đồng, vàng…)

- Làng nghề thủ công ở nông thôn và thành thị phát triển.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn hay, chi tiết

c. Thương nghiệp

- Nội thương :

   + Xuất hiện nhiều thành thị, thị tứ buôn bán tập nập.

   + Phố chợ đông đúc, sầm uất, các mặt hàng phong phú.

- Ngoại thương :

   + Mở rộng buôn bán với các nước trong khu vực nhất là Trung Quốc.

   + Hạn chế buôn bán với người Phương Tây.

- Đời sống nhân dân, nhất là nông dân ngày càng cực khổ.

- Địa chủ cường hào chiếm đoạt ruộng đất, quan lại tham nhũng, tô thuế nặng nề.

- Nạn đói, dịch bệnh hoành hành khắp nơi.

→ Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.

a. Khởi nghĩa Phan bá Vành (1821-1827)

- Căn cứ: Trà Lũ (Nam Định).

- Địa bàn hoạt động: Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên.

- Lực lượng tham gia: nông dân, tri thức.

- Hoạt động: Năm 1821, Phan Bá Vành kêu gọi nông dân khởi nghĩa chống địa chủ quan lại, đánh nhiều trận lớn với quân triều đình.

- Kết quả: Năm 1827, quân triều đình bao vây tấn công. Khởi nghĩa bị đàn áp.

b. khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833- 1835)

- Địa Bàn : Miền núi Việt Bắc.

- Lực lượng tham gia: nông dân , người dân tộc thiểu số.

- Nhà Nguyễn nhiều lần cử quân đội đàn áp. Năm1835, khởi nghĩa bị dập tắt.

c. Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833- 1835).

- Năm 1833, Lê Văn Khôi khởi binh chiếm thành Phiên An tự xưng là Bình Nam Đại Nguyên soái, được đông đảo nhân dân hưởng ứng.

- Năm 1834, Lê Văn Khôi qua đời, con trai ông lên thay.

- Năm 1835, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.

d. Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854- 1856)

- Năm 1854, Cao Bá Quát, đưa một người chắt của vua Lê là Lê Duy Cự làm minh chủ gương cao lá cờ "Phù Lê " kêu gọi nhân khởi nghĩa.

- Đầu năm 1855, Cao Bá quát hy sinh, nghĩa quân tiếp tục chiến đấu. Cuối năm 1856, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn hay, chi tiết

Xem thêm các bài Lý thuyết & Câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 7 có đáp án, hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

che-do-phong-kien-nha-nguyen-phan-2.jsp

Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học