Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam đã có những cuộc khởi nghĩa



Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 24 trang 151:

- Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam đã có những cuộc khởi nghĩa lớn nào của đồng bào dân tộc thiểu số?

- Các cuộc khởi nghĩa của đồng bào dân tộc thiểu số có ý nghĩa gì?

- Tại sao các hội kín dùng hình thức tôn giáo và sử dụng bùa chú trong tổ chức và hoạt động?

Trả lời:

* Những cuộc khởi nghĩa vũ trang của đồng bào các dân tộc thiểu số

- Thủ lĩnh các dân tộc ít người (Giàng Tả Chay, Nơ-trang Lơng)

- Dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên

- 1914 – 1915: khởi nghĩa của người Thái ở Tây Bắc.

- 1918, người Mông ở Lai Châu khởi nghĩa

- 1918 - 1919, ở Đông Bắc, binh lính đồn Bình Liêu nổi dậy, lôi cuốn đông đảo các dân tộc Nùng, Dao...

- Ở Tây Nguyên, lớn nhất là khởi nghĩa của đồng bào Mơ-nông do Nơ-trang Lơng chỉ huy, dài hơn 20 năm.

Tất cả đều thất bại nhưng đã góp phần vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc.

* Các cuộc nổi dậy của đồng bào dân tộc thiểu số diễn ra trên những địa bàn rộng lớn; lợi dụng địa hình rừng núi có ý nghĩa:

- Gây cho địch nhiều thiệt hại

- Buộc địch phải rút lui hoặc nhân nhượng một số quyền lợi.

* Các hội kín dùng hình thức tôn giáo và sử dụng bùa chú trong tổ chức và hoạt động vì:

Dân chúng ở các tỉnh Nam Kỳ và vùng biên giới Việt - Miên vốn có niềm tin tôn giáo sâu sắc và ưa chuộng việc dùng bùa chú, thuật số. Vì vậy, họ rất kính trọng các sư sãi, thầy đạo. Với chiếc áo nhà sư, Phan Xích Long sẽ dễ tiếp xúc và thuyết phục họ tham gia hoạt động của hội kín và tuyên truyền yêu nước.

Tham khảo thêm các bài giải Lịch sử 11 Bài 24 khác:


viet-nam-trong-nhung-nam-chien-tranh-the-gioi-thu-nhat-1914-1918.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học