Lý thuyết Lịch Sử 11 Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918)

- Từ thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đã bước vào giai đoạn khủng hoảng.

+ Những cuộc bạo loạn và khởi nghĩa nông dân bùng phát trên phạm vi cả nước

+ Nền kinh tế tiểu nông bị chế độ chiếm hữu và bóc lột phong kiến lỗi thời kìm hãm nặng nề.

⇒ Yêu cầu lịch sử lúc này là thống nhất đất nước, tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hóa và thị trường dân tộc phát triển, giải phóng sức sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân.

- Các nước phương Tây trên con đường phát triển tư bản chủ nghĩa ráo riết bành trướng thế lực sang phương Đông.

- Sau một thời gian dài điều tra, tư bản Pháp đã tìm cách thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam.

- Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Sau gần 30 năm (1858 – 1884), với việc sử dụng sức mạnh quân sự kết hợp với các thủ đoạn chính trị - ngoại giao thâm độc, thực dân Pháp đã từng bước hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.

- Do thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn và quyết tâm kháng chiến của triều đình nhà Nguyễn, cuối cùng Việt Nam đã rơi vào tay thực dân Pháp.

- Trái ngược với thái độ của triều đình Huế, ngay từ đầu nhân dân Việt Nam đã đứng dậy chiến đấu chống Pháp. Cuộc chiến tranh nhân dân bền bỉ, dẻo dai, đều khắp, với tinh thần dũng cảm…. ⇒ lầm chậm quá trình xâm lược và bình định Việt Nam của Pháp.

- Từ năm 1897, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa quy mô, có hệ thống trên toàn cõi Đông Dương.

⇒ Việt Nam dần dần trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến và biến thành nơi cung cấp sức người, sức của rẻ mạt cho Pháp.

- Công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp cũng làm nảy sinh những nhân tố mới, ngoài ý muốn của chúng, như:

+ Sự du nhập của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam.

+ Xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới (công nhân, tư sản, tiểu tư sản)

- Bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu dân chủ tư sản ở Việt Nam hồi đầu thế kỉ XX.

- Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đã xuất hiện ở Việt Nam, với hai xu hướng chính là: xu hướng bạo động (tiêu biểu là các hoạt động của Phan Bội Châu); xu hướng cải cách (tiêu biểu là các hoạt động của Phan Châu Trinh).

- Tuy nhiên, do tầm nhìn hạn chế và có những trở lực không thế vượt qua, cuối cùng cuộc vận động yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX đã thất bại.

- Trong hơn 10 năm đầu thế kỉ XX vẫn tiếp tục bùng nổ phong trào đấu tranh của nông dân, điển hình là khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc nổ dậy của đồng bào các dân tộc thiểu số. Song, cuối cùng, các phong trào đấu tranh ddeuf thất bại.

⇒ Cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo.

- Năm 1911, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường cứu nước mới. Những hoạt động của Người trong thời kì này là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.

Xem thêm lý thuyết Lịch Sử 11 hay, chi tiết khác:

so-ket-lich-su-viet-nam-1858-1918.jsp

Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học