Lý thuyết GDCD 8 Bài 19: Quyền tự do ngôn luận hay, chi tiết

   - Quyền tự do ngôn luận:

      + Học sinh thảo luận bàn biện pháp giữ gìn vệ sinh trường, lớp.

      + Tổ dân phố họp bàn về công tác trật tự an ninh ở địa phương.

      + Góp ý kiến vào dự thảo luật, dự thảo Hiến pháp.

⇒ Ý nghĩa: Tự do ngôn luận là quyền trình bày ý kiến một cách mạch lạc, rõ ràng của một người nào đó mà không sợ sự trả thù hoặc kiểm duyệt của chính quyền, hay chịu sự trừng phạt của xã hội. Quyền tự do ngôn luận được thừa nhận như là một quyền con người trong Điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và được thừa nhận trong luật nhân quyền quốc tế tại Điều 19 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị

2.1. Khái niệm.

   - Là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vẫn đề chung của xã hội.

   - Ví dụ: Phát biểu ý kiến trong buổi họp lớp; đóng góp ý kiến trong buổi họp tổ dân phố…

Lý thuyết GDCD 8 Bài 19: Quyền tự do ngôn luận hay, chi tiết

Công dân có quyền phát biểu ý kiến tại các cuộc họp.

2.2. Quyền tự do ngôn luận của công dân.

   - Quyền tự do báo chí.

   - Quyền được thông tin theo quy định của pháp luật.

   - Có quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở.

   - Kiến nghị với đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân...

   - Sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật, để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của nhân dân.

2.3. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi

để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.

Xem thêm các bài Lý thuyết & Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 8 có đáp án, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt GDCD 8 hay khác:

bai-19-quyen-tu-do-ngon-luan.jsp

Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học