Lý thuyết GDCD 6 Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín hay, chi tiết

- Phượng không được đọc thư của Hiền vì đó không phải là thư gửi cho Phượng, dù Hiền là bạn thân nhưng nếu không được sự đồng ý của Hiền thì Phượng không được đọc.

- Giải pháp đó là không chấp nhận được bởi vì như vậy là lừa dối bạn, là vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại điện tín.

- Nếu là Loan em nên giải thích để Phượng hiểu, ko được đọc thư của bạn khi chưa được bạn đồng ý. Nếu cố tình đọc là vi phạm quyền được đảm bảo thư tín.

⇒ Ý nghĩa: Mỗi người đều có phần riêng tư, cá nhân, chúng ta cần tôn trọng quyền riêng tư của họ.

a. Nội dung quyền đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

- Là một trong những quyền cơ bản của công dân và được qui định trong Hiến pháp của Nhà nước ta. (Điều 73, Hiến pháp 1992).

- Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, của công dân nghĩa là: Không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín hay, chi tiết

Đọc trộm tin nhắn từ điện thoại người khác là vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

b. Trách nhiệm của công dân:

- Có ý thức tôn trọng bí mật, an toàn, thư tín, điện thoại, điện tín.

- Không được xâm phạm, chiếm đoạt thư tín, điện thoại, điện tín.

- Phê phán, ngăn chặn, tố cáo những hành vi xâm phạm thư tín, điện thoại, điện tín.

Xem thêm các bài Lý thuyết & Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 6 có đáp án, hay khác:

bai-18-quyen-duoc-bao-dam-an-toan-va-bi-mat-thu-tin-dien-thoai-dien-tin.jsp

Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học