Lý thuyết GDCD 10 Bài 8 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn | Kinh tế Pháp luật 10 (KTPL 10)

Năm học 2022-2023, môn học Giáo dục công dân 10 được đổi tên thành Giáo dục Kinh tế và Pháp luật. Tóm tắt Lý thuyết GDCD 10 Bài 8 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn giúp học sinh lớp 10 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn tập để học tốt KTPL 10 Bài 8.



Lưu trữ: Lý thuyết GDCD 10 Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội (sách cũ)

Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.

a. Môi trường tự nhiên

- Bao gồm: Điều kiện địa lí, của cải tự nhiên và nguồn năng lượng

- Vai trò của môi trường tự nhiên:

   + Là điều kiện tất yếu và thường xuyên của sự tồn tại và phát triển xã hội.

   + Con người tác động vào giới tự nhiên theo hai hướng: Tích cực và tiêu cực.

   + Sự khai thác môi trường tự nhiên phụ thuộc vào ý thức của con người: Đúng quy luật tự nhiên hay trái với quy luật tự nhiên.

b. Dân số

- Là số dân trong một hoàn cảnh địa lí nhất định

- Dân số là điều kiện tất yếu và thường xuyên của sự tồn tại xã hội

- Tốc độ phát triển dân số nhanh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển mọi mặt của đất nước.

c. Phương thức sản xuất

- Phương thức sản xuất là cách thức con người làm ra của cải vật chất trong những giai đoạn nhất định của lịch sử.

- Cấu trúc: Bao gồm 2 yếu tố lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

   + Lực lượng sản xuất là sự thống nhất giữa tư liệu sản xuất và người sử dụng tư liệu ấy để sản xuất ra của cải vật chất.

   + Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, bao gồm các quan hệ sở hữu, quản lí và phân phối.

-Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

   + Trong quá trình phát triển của PTSX, LLSX là mặt luôn phát triển, QHSX thay đổi chậm hơn.

   + Mâu thuẫn xảy ra khi LLSX phát triển và QHSX cũ không còn phù hợp với nó.

⇒ Giải quyết mâu thuẫn là sự chấm dứt PTSX đã lỗi thời và thay thế bằng PTSX mới. PTSX mới ra đời khi QHSX phù hợp với tính chất, trình độ của LLSX.

* Chú ý: Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất, con người giữ vai trò quan trọng nhất; trong các yếu tố của tư liệu sản xuất, công cụ lao động giữ vai trò quan trọng nhất; trong các yếu tố của quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất giữ vai trò quan trọng nhất.

a. Ý thức xã hội: Là sự phản ánh tồn tại xã hội bao gồm toàn bộ quan điểm, quan niệm của cá nhân trong xã hội từ các hiện tượng tình cảm, tâm lí đến các quan điểm và học thuyết chính trị, pháp luật, tôn giáo, đạo đức, nghệ thuật, khoa học, triết học.

b. Hai cấp độ của ý thức xã hội

- Tâm lí xã hội: Toàn bộ những tâm trạng, thói quen, tình cảm của con người được hình thành một cách tự phát do ảnh hưởng trực tiếp của những điều kiện sinh sống hằng ngày, chủ yếu mang tính chất kinh nghiệm chưa được khái quát thành lý luận.

- Hệ tư tưởng: Là toàn bộ những quan niệm, quan điểm đã được hệ thống hóa thành lý luận, thành học thuyết về chính trị, pháp quyền. Được hình thành một cách tự giác.

a. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội: Tồn tại xã hội là cái có trước, quyết định ý thức xã hội. Khi tồn tại xã hội thay đổi cũng kéo theo sự thay đổi của ý thức xã hội

b. Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội: Những ý thức xã hội tiên tiến có thể phản ánh đúng đắn các quy luật khách quan, chỉ đạo con người trong những hoạt động thực tiễn đạt kết quả cao, thúc đẩy xã hội phát triển toàn diện.

Xem thêm các bài Lý thuyết và Câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 9 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

bai-8-ton-tai-xa-hoi-va-y-thuc-xa-hoi.jsp

Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học