GDCD 7 trang 52 Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo



Trọn bộ lời giải bài tập GDCD 7 trang 52 Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập GDCD lớp 7 trang 52. Bạn vào trang hoặc Xem lời giải để theo dõi chi tiết.




Lưu trữ: GDCD 7 trang 52 (sách cũ)

Trả lời Gợi ý GDCD 7 Bài 16 trang 52

a) Hãy kể tên một số tôn giáo mà em biết.

Trả lời:

   Ấn Độ giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Do Thái, Hồi giáo...

b) Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

Trả lời:

   1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

   2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

   3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

c) Thế nào là mê tín dị đoan ? Tại sao phải chống mê tín dị đoan?

Trả lời:

   - Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép...) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng.

   - Mê tín dị đoan là một biểu hiện của suy thoái, tác động tiêu cực đối với sự phát triển của xã hội, làm cho đời sống văn hóa tinh thần của xã hội vẩn đục, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Vì vậy cần đấu tranh chống mê tín, dị đoan.

d) Pháp luật của Nhà nước ta quy định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng?

Trả lời:

   Nhà nước ta luôn quan tâm đến tôn giáo, tôn trọng hoạt động của các tôn giáo vì vậy đã có những chủ trương, chính sách thích hợp với tôn giáo trong từng thời kì:

   - Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII: Tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của dân; Thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc...

   - Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Điều 24 quy định: Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật...

đ) Theo em, tín ngưỡng, tôn giáo khác mê tín dị đoan như thế nào?

Trả lời:

   - Tôn giáo là niềm tin vào đối tượng siêu hình, mà những người cùng niềm tin này đã quy tụ lại thành tổ chức, có nhiệm vụ truyền giáo, có giáo luật chặt chẽ...Ví dụ: tôn giáo Cao đài.

   - Tín ngưỡng là niềm tin vào đối tượng siêu hình, chưa quy tụ thành tổ chức, chưa có người truyến giáo, chưa có giáo luật...Ví dụ: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

   - Mê tín dị đoan là những niềm tin mang tính chất mê muội, cực đoan, kỳ dị vào các đối tượng siêu hình. Ví dụ: niềm tin có ma.

Xem thêm các bài giải bài tập sách giáo khoa GDCD lớp 7 ngắn nhất, hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


bai-16-quyen-tu-do-tin-nguong-va-ton-giao.jsp


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học