Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 40: Thực hành: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp

Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 40: Thực hành: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp | Lý thuyết Địa Lí 8 đầy đủ nhất

Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 40: Thực hành: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp | Lý thuyết Địa Lí 8 đầy đủ nhất

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và bài 40 trang 138, 139 SGK Địa lí 8 kết hợp với kiến thức đã học trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Hướng của lát cắt A-B:

   A. tây bắc- đông nam

   B. tây-đông

   C. bắc-nam

   D. đông bắc-tây nam

Đáp án: A. tây bắc- đông nam

Giải thích: Hướng của lát cắt A-B chạy từ Phan-xi-phăng tới thành phố Thanh Hóa.

Câu 2: Độ dài của lát cắt A-B:

   A. 300km

   B. 350km

   C. 400km

   D. 450km

Đáp án: B. 350km

Giải thích: Tỉ lệ ngang của lát cát là 1:2000000, chiều dài đo được trên bản đồ của lát cát là 17,5 cm. Như vậy chiều dài thực tế của lát cắt A-B là 17,5*2000000=35000000cm (350km).

Câu 3: Lát cát A-B chạy qua các địa hình lần lượt theo thứ tự:

   A. Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Mộc Châu và đồng bằng Thanh Hóa.

   B. Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, đồng bằng Thanh Hóa và cao nguyên Mộc Châu.

   C. Cao nguyên Mộc Châu, vùng núi Hoàng Liên Sơn và đồng bằng Thanh Hóa.

   D. Cao nguyên Mộc Châu, đồng bằng Thanh Hóa và vùng núi Hoàng Liên Sơn.

Đáp án: A. Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Mộc Châu và đồng bằng Thanh Hóa.

Giải thích: (trang 139 SGK Địa lí 8).

Câu 4: Đất feralit phát triển trên đá vôi phân bố ở khu vực địa hình:

   A. Vùng núi Hoàng Liên Sơn

   B. Cao nguyên Mộc Châu

   C. Đồng bằng Thanh Hóa

   D. Phân bố rông khắp trong lát cắt.

Đáp án: B. Cao nguyên Mộc Châu

Giải thích: (trang 139 SGK Địa lí 8).

Câu 5: Địa hình của Đồng bằng Thanh Hóa có độ cao khoảng :

   A. Từ 1000-1500m

   B. Từ 500-1000m.

   C. Từ 200-500m

   D. Dưới 200m

Đáp án: D. Dưới 200m

Giải thích: (trang 139 SGK Địa lí 8).

Câu 6: Rừng ôn đới phát triển ở khu vực địa hình nào:

   A. Vùng núi Hoàng Liên Sơn

   B. Cao nguyên Mộc Châu

   C. Đồng bằng Thanh Hóa

   D. Phân bố rông khắp trong lát cắt.

Đáp án: A. Vùng núi Hoàng Liên Sơn

Giải thích: (trang 139 SGK Địa lí 8).

Câu 7: Rừng nhiệt đới phát triển ở khu vực địa hình nào:

   A. Vùng núi Hoàng Liên Sơn

   B. Cao nguyên Mộc Châu

   C. Đồng bằng Thanh Hóa

   D. Phân bố rông khắp trong lát cắt.

Đáp án: B. Cao nguyên Mộc Châu

Giải thích: (trang 139 SGK Địa lí 8).

Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu kiến cho nền nhiệt của vùng núi Hoàng Liên Sơn thấp hơn hai khu vực còn lại:

   A. Gió mùa đông bắc

   B. Vị trí xa xích đạo hơn.

   C. Do độ cao địa hình

   D. Vị trí xa biển hơn.

Đáp án: C. Do độ cao địa hình

Giải thích: Do vùng núi cao Hoàng Liên Sơn có địa hình cao đồ sộ, cao trung bình trên 2500m. Do đó càng lên cao nhiệt độ càng giảm vì vậy trong 3 khu vực của lát cắt thì vùng núi Hoàng Liên Sơn là vùng có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất chỉ đạt 12,8oC.

Câu 9: Lượng mưa khu vực nào trong lát cắt thấp nhất

   A. Vùng núi Hoàng Liên Sơn

   B. Cao nguyên Mộc Châu

   C. Đồng bằng Thanh Hóa

   D. Phân bố rông khắp trong lát cắt.

Đáp án: B. Cao nguyên Mộc Châu

Giải thích: Lượng mưa của trạm Mộc Châu đạt 1560m.

Câu 10 : Nhận xét nào sau đây về tháng đỉnh mưa của lát cát:

   A. Tháng đỉnh mưa đồng nhất trên toàn miền.

   B. Tháng đỉnh mưa có xu hướng chậm dần theo: Cao nguyên Mộc Châu, vùng núi Hoàng Liên Sơn và đồng bằng Thanh Hóa

   C. Đỉnh mưa có xu hướng chậm dần theo: đồng bằng Thanh Hóa, cao nguyên Mộc Châu và vùng núi Hoàng Liên Sơn.

   D. Đỉnh mưa có xu hướng chậm dần theo: Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Mộc Châu và đồng bằng Thanh Hóa.

Đáp án: D. Đỉnh mưa có xu hướng chậm dần theo: Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Mộc Châu và đồng bằng Thanh Hóa.

Giải thích: Đỉnh mưa có xu hướng chậm dần theo: Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn là tháng 7, cao nguyên Mộc Châu là tháng 8 và đồng bằng Thanh Hóa là tháng 9.

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Địa Lí 8 khác:

thuc-hanh-doc-lat-cat-dia-li-tu-nhien-tong-hop.jsp

Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học