Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 41 có đáp án năm 2021 mới nhất

Để giúp học sinh có thêm tài liệu tự luyện môn Địa Lí lớp 7 năm 2021 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 41 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.

Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ

Câu 1: Dãy núi cao, đồ sộ nhất Nam Mĩ là:

A. Andet.

B. Cooc-di-e.

C. Atlat.

D. Himalaya.

Lời giải:

Dãy núi trẻ An-det chạy dọc phía Tây của Nam Mĩ là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Mĩ. Cao trung bình 3000 – 5000m. Dãy Cooc-di-e thuộc khu vực Bắc Mĩ, dãy At-lat thuộc khu vực Bắc Phi, dãy Hi-ma-lay-a thuộc khu vực châu Á.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Xếp theo thứ tự từ Bắc xuống Nam ở lục địa Nam Mĩ lần lượt là ba đồng bằng lớn:

A. Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, Pam-pa

B. Pam-pa, A-ma-dôn, La-pla-ta

C. La-pla-ta, Pam-pa, A-ma-dôn

D. A-ma-dôn, La-pla-ta, Pam-pa

Lời giải:

Xếp theo thứ tự từ Bắc xuống Nam ở lục địa Nam Mĩ lần lượt là ba đồng bằng lớn là đồng bằng A-ma-dôn, La-pla-ta và cuối cùng ở phía Nam là đồng bằng Pam-pa.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Nơi có nhiều núi lửa và động đất thường xuất hiện ở Trung và Nam Mĩ là khu vực:

A. Quần đảo Ảng-ti.

B. Vùng núi An-đét.

C. Eo đất Trung Mĩ.                                      

D. Sơn nguyên Bra-xin.

Lời giải:

Nơi có nhiều núi lửa và động đất thường xuất hiện ở Trung và Nam Mĩ là khu vực eo đất Trung Mĩ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng A-ma-dôn?

A. Vùng nông nghiệp trù phú nhất Nam Mĩ.

B. Thảm thực vật chủ yếu là ở rừng rậm xích đạo.

C. Đất đai rộng và bằng phẳng.

D. Có mạng lưới sông ngòi rất phát triển.

Lời giải:

Đồng bằng A-ma-dôn là một đồng bằng có đất đai rộng lớn nhất thế giới và bằng phẳng, thảm thực vật chủ yếu là rừng rậm xích đạo với mạng lưới sông ngòi rất phát triển nhưng không phải vùng nông nghiệp trù phù.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Điểm khác biệt về địa hình giữa hai hệ thống Coóc-đi-e và An-đét là:

A. Tính chất trẻ của núi.

B. Thứ tự sắp xếp địa hình.

C. Chiều rộng và độ cao của núi.                    

D. Hướng phân bố núi.

Lời giải:

Điểm khác biệt về địa hình giữa hai hệ thống Coóc-đi-e và An-đét là chiều rộng và độ cao của núi. Hệ thống núi Cooc-di-e có chiều rộng lớn hơn nhưng lại có độ cao thấp hơn dãy An-đét.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Xếp theo thứ tự từ Nam lên Bắc ở lục địa Nam Mĩ lần lượt là ba đồng bằng lớn:

A. Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, Pam-pa.

B. Pam-pa, A-ma-dôn, La-pla-ta

C. La-pla-ta, Pam-pa, A-ma-dôn

D. Pam-pa, La-pla-ta, A-ma-dôn.

Lời giải:

Xếp theo thứ tự từ Nam lên Bắc ở lục địa Nam Mĩ lần lượt là ba đồng bằng lớn là đồng bằng Pam-pa, La-pla-ta và cuối cùng ở phía Bắc là đồng bằng A-ma-dôn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Trung và Nam Mĩ không có bộ phận:

A. Eo đất Trung Mĩ.

B. Các hòn đảo trong biển Ca-ri-bê.

C. Lục địa Nam Mĩ.

D. Lục địa Bắc Mĩ.

Lời giải:

Trung và Nam Mĩ bao gồm các bộ phận, ở phía Bắc là Eo đất Trung Mĩ, các hòn đảo trong biển Ca-ri-bê ở phía Nam là lục địa Nam Mĩ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Tổng diện tích của Trung và Nam Mĩ là 20,5 triệu km2, so với Bắc Mĩ thì:

A. Trung và Nam Mĩ có diện tích lớn hơn Bắc Mĩ.

B. Trung và Nam Mĩ có diện tích nhỏ hơn Bắc Mĩ.

C. Trung và Nam Mĩ có diện tích bằng diện tích Bắc Mĩ.

D. Khó so sánh với nhau vì diện tích Bắc Mĩ luôn biến động.

Lời giải:

Tổng diện tích của Trung và Nam Mĩ là 20,5 triệu km2, còn diện tích của Bắc Mĩ khoảng 24,7 triệu kmnên diện tích của Trung và Nam Mĩ nhỏ hơn diện tích tự nhiên của Bắc Mĩ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Quốc gia có diện tích hẹp ngang nhất ở Trung và Nam Mỹ là:

A. Cu ba.

B. Chi lê.

C. Pa-na-ma.

D. Bra-xin.

Lời giải:

Pa-na-ma là quốc gia thuộc khu vực Trung Mĩ và có diện tích hẹp ngang nhất ở khu vực Trung và Nam Mỹ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Đồng bằng rộng lớn nhất Nam Mĩ là:

A. Pa-na-ma.

B. Lap-la-ta.

C. Pam-pa.

D. A-ma-zon.

Lời giải:

Đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng nhất Nam Mĩ và cũng là đồng bằng rộng lớn nhất thế giới là đồng bằng A-ma-zon.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Cấu trúc đia hình Bắc Mĩ và Nam Mĩ có đặc điểm giống nhau là:

A. Phía Tây là núi trẻ, phía đông là núi già và sơn nguyên, ở giữa là đồng bằng

B. Đều có đồng bằng phía Tây

C. Đều có nhiều núi và cao nguyên

D. Đều có nhiều đồng bằng

Lời giải:

Cấu trúc đia hình Bắc Mĩ và Nan Mĩ có đặc điểm giống nhau là ở phía Tây là núi trẻ, phía đông là núi già và sơn nguyên, ở giữa là đồng bằng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Đâu không phải nguyên nhân khiến phía Tây Nam Mĩ khô hạn là:

A. Núi cao.

B. Ngược hướng gió.

C. Dòng biển lạnh.

D. Khí hậu nóng, ẩm.

Lời giải:

Nguyên nhân chủ yếu khiến phía Tây Nam Mĩ khô hạn là do phía Tây Nam Mĩ chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru, có dãy núi cao An-det chạy theo hướng Bắc – Nam dọc ven biển. Đồng thời, Tây Nam Mĩ cũng là nơi ngược với hướng gió ẩm.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Tại sao rìa phía đông của sơn nguyên Bra-xin được xem là "thiền đường" của cây cà phê?

A. Đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào.

B. Nhiều đất đỏ và khí hậu nóng ẩm quanh năm.

C. Có nhiều cảng tốt, thuận lợi cho xuất khẩu.

D. Có lực lượng lao động da đen đông, tiền công rẻ.

Lời giải:

Rìa phía đông của sơn nguyên Bra-xin được xem là "thiền đường" của cà phê, nhờ nơi đây có khí hậu xích đạo nóng, ấm quanh năm và có đất đỏ màu mỡ phân bố tập trung thành nhiều vùng rộng lớn.

Đáp án cần chọn là: B

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án mới nhất hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học