Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 21 Cánh diều, Chân trời sáng tạo năm 2024 (có đáp án)

Với 100 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 21 năm 2024 có đáp án sách mới Cánh diều, Chân trời sáng tạo đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa 7 Bài 21. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.




Lưu trữ: Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 21: Môi trường đới lạnh (sách cũ)

Câu 1: Đâu không phải là đặc điểm để thích nghi với giá rét của động vật vùng đới lạnh?

A. Lông dày.

B. Mỡ dày.

C. Lông không thấm nước.

D. Da thô cứng.

Lời giải:

Để thích nghi tốt với khí hậu lạnh giá, các loài động vật vùng ôn đới lạnh có đặc điểm là lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi…), lớp lông dày (gấu trắng, tuần lộc..), lông không thấm nước (chim cánh cụt).

Da thô cứng là đặc điểm của một só loài bò sát ở miền hoang mạc giúp chúng thích nghi với khí hậu nắng nóng kì nhông, thằn lằn…) => đây không phải là đặc điểm của một số loài động vật ở đới lạnh

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Loài động vật nào sau đây không sống ở đới lạnh?

A. Voi.

B. Tuần lộc.

C. Hải cẩu.

D. Chim cánh cụt.

Lời giải:

Voi là động vật của miền nhiệt đới, có kích thước rất lớn, phân bố nhiều ở châu Phi.

Đáp án cần chọn là: A

 Câu 3: Thảm thực vật đặc trưng của miền đới lạnh là

A. rừng rậm nhiệt đới.

B. xa van, cây bụi.

C. rêu, địa y.

D. rừng lá kim.

Lời giải:

Thảm thực vật tiêu biểu ở miền đới lạnh là rêu, địa y.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Nguyên nhân nào làm cho diện tích băng ở hai cực đang ngày càng bị thu hẹp?

A. Do con người dùng tàu phá băng

B. Do Trái Đất đang nóng lên

C. Do nước biển dâng cao.

D. Do ô nhiễm môi trường nước.

Lời giải:

Hiện nay, do hoạt động kinh tế - đặc biệt là hoạt động công nghiệp của con người đã thải ra không khí nhiều chất khí nhà kính như C02, khí này có tác động giữ nhiệt làm cho Trái Đất tỏa nhiệt chậm hơn và nhiệt độ bắt đầu tăng lên (gọi là hiệu ứng nhà kính), nhiệt độ tăng sẽ khiến băng 2 cực bắt đầu tan ra và diện tích băng ngày càng thu hẹp.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Đâu không phải là đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh?

A. Mùa đông rất dài, mùa hạ chỉ kéo dài 2 – 3 tháng.

B. Nhiệt độ trung bình luôn dưới – 100C

C. Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm).

D. Mùa hạ nhiệt độ tăng lên, cao nhất khoảng 150C.

Lời giải:

Đặc điểm khí hậu môi trường đới lạnh là mùa đông rất dài, mùa hạ chỉ kéo dài 2 – 3 tháng, khí hậu vô cùng khắc nghiệt, nhiệt độ trung bình luôn dưới – 100C (có khi – 500C), lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm), mùa hạ thực sự chỉ kéo dài 2 -3 tháng và nhiệt độ tăng lên nhưng ít khi vượt quá 100C.

=> Nhận xét mùa hạ nhiệt độ tăng lên, cao nhất khoảng 150C là không đúng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Ở đới lạnh, khu vực có Mặt Trời di chuyển là là suốt ngày đêm ở đường chân trời trong suốt 6 tháng liền là

A. Vòng cực Bắc (Nam).

B. Cực Bắc (Nam).

C. Từ vòng cực đến vĩ tuyến 800

D. Từ vĩ tuyến 800 đến hai cực.

Lời giải:

Các địa điểm ở cực Bắc và cực Nam trong năm có hiện tượng ngày, đêm kéo dài suốt 6 tháng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Hậu quả lớn nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu ở vùng đới lạnh hiện nay là

A. băng tan ở hai cực.

B. mưa axit.

C. bão tuyết.

D. khí hậu khắc nghiệt

Lời giải:

Hiện nay, Trái Đất đang nóng lên làm băng ở hai cực tam chảy bớt, băng tan và chảy về phía xích đạo sẽ làm tăng thể tích của nước biển ở các đại dương trên Trái Đất -> có nguy cơ nhấn chìm nhiều khu vực hoặc quốc gia có địa hình thấp trên thế giới, sẽ gây ra hậu quả rất lớn về đời sống và sự phát triển kinh tế - xã hội ở các khu vực này.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Vì sao sông ngòi miền đới lạnh thường có lũ lớn vào cuối xuân đầu hạ?

A. Thời kì mùa hạ, mặt trời sưởi ấm làm băng tan.

B. Đây là thời kì mùa mưa lớn nhất trong năm.

C. Có dòng biển nóng chảy qua làm tăng nhiệt độ khiến băng tan.

D. Có bão lớn kèm theo mưa lớn

Lời giải:

Sông ngòi miền đới lạnh bị đóng băng suốt mùa đông, mùa hạ Mặt Trời chiếu sáng làm tăng nhiệt độ khiến băng tan gây ra hiện tượng lũ băng lớn vào thời kì này.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9:Vùng nào sau đây của nước ta được dự báo trong tương lai sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng băng tan ở hai cực?

A. duyển hải Nam Trung Bộ.

B. đồng bằng sông Hồng.

C. đồng bằng sông Cửu Long.

D. Bắc Trung Bộ.

Lời giải:

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình đồng bằng thấp và bằng phẳng, đây là khu vực có độ cao trung bình thấp nhất ở nước ta, đặc biệt khu vực rìa đồng bằng -> do vậy nhiệt độ Trái Đất nóng lên làm băng hai cực tan và nước biển dâng sẽ nhấn chìm những khu vực có địa hình thấp. Vùng đồng bằng sông Cửu Long được dự báo là 1 trong 10 địa điểm sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất của hiện tượng nước biển dâng.

Đáp án cần chọn là: C

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án mới nhất hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học